Chủ nhiệm bộ môn Tâm lý học xã hội, Khoa Tâm lý học, Trường ĐH KHXH&NV - ĐHQGHN.
Họ và tên: Trần Thị Minh Đức
Sinh ngày: 22 - 12 - 1954
Nguyên quán: Huế
Nơi ở hiện nay: 31 Nguyễn Đình Chiểu, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Điện thoại: (Cq) 8588003/ 7547471 (Nr) 9744714 (Dđ) 0913094892
I. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
- Năm 1977, tốt nghiệp ngành Tâm lý học tại Trường ĐHTH Xofia, Bungari.
- Năm 1991, Tiến sĩ ngành Tâm lý học xã hội tại Trường ĐHTH Xofia, Bungari.
- Tháng 2/2002, Phó giáo sư.
- Năm 2004 - 2005, thực tập và thực hành Tham vấn và Trị liệu Tâm lý tại Tolouse (Pháp).
II. HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC
A. Đề tài nghiên cứu:
1. Ảnh hưởng của môi trường sống trong ký túc xã sinh viên đến lối sống và nhân cách sinh viên. Đề tài cấp ĐHTH, mã số T93/SHH17, 1994. Chủ trì đề tài.
2. Định hướng nghề nghiệp của sinh viên và học sinh ở một số trường PTTH và ĐH ở Hà Nội. Đề tài cấp Bộ đại học, mã số: B94-0507, (1994-1995). Đồng chủ trì đề tài.
3. Thực trạng kinh tế xã hội huyện Mường Tè, Lai Châu. Đề tài độc lập cấp Nhà nước, mã số MT 03, 1997. Chủ trì nhánh 3.
4. Nhận thức và thái độ của các vị chức sắc Công giáo đối với công tác dân số kế hoạch hoá gia đình. Đề tài cấp bộ thuộc UBQGDS - KHHGĐ, mã số VDS - 03, (1995 - 1997). Chủ trì đề tài.
5. Sinh viên các trường đại học với việc làm thêm hiện nay. Đề tài cấp ĐHQGHN, mã số QX. 96.11, (1996-1998). Chủ trì đề tài.
6. Nghiên cứu so sánh các biểu tượng về trẻ em, sự phát triển và những khó khăn của chúng. Đề tài hợp tác nghiên cứu giữa ba nước Pháp - Cămpuchia - Việt Nam, do Tổ chức Hợp tác Đại học Cộng đồng Pháp ngữ (AUPELF-UREF) tài trợ (1997 - 2000). Chủ trì nhánh phía Việt Nam.
7. Tiếp cận văn hoá so sánh về sự ảnh hưởng của môi trường tương tác tới quá trình phân loại tư duy ở trẻ em. Quỹ Quốc tế về Hợp tác Đại học (FICU) tài trợ, (2000 - 2001). Chủ trì đề tài.
8. Mốt số vấn đề cơ bản trong tư vấn tâm lý. Đề tài cơ bản cấp ĐHQGHN, mã số CB.01.14, (2002 - 2003). Chủ trì đề tài.
9. Xây dựng chương trình đào tạo hợp tác ngành tâm lý trẻ em và thanh thiếu niên (trình độ thạc sỹ thực hành và thạc sỹ nghiên cứu). Quỹ Quốc tế về Hợp tác Đại học (FICU) tài trợ, 2002-2004. Chủ trì đề tài.
10. Sự thích ứng của sinh viên năm thứ nhất với môi trường đại học. Đề tài đặc biệt cấp ĐHQGHN, (2003-2004). Chủ trì đề tài.
11. Nghiên cứu thực trạng một số nhóm trẻ em lao động tồi tệ nhất có tính đến định hướng can thiệp hành động tiếp sau (Trẻ em làm thuê giúp việc gia đình, trẻ em vạn đò, trẻ em nhặt than và trẻ em buôn bán vận chuyển ma tuý). Bộ LĐTB-XH, giám sát kỹ thuật bởi ILO- IPEC, 2004 - 2005. Chủ trì đề tài.
12. Đánh giá hiệu quả hoạt động của các tổ chức ONG trong lĩnh vực trợ giúp trẻ em khó khăn. Đề tài hợp tác giữa ba nước Pháp - Campuchia - Việt Nam do Quỹ Quốc tế về Hợp tác Đại học (FICU) tài trợ, (2003 - 2005). Chủ trì nhánh phía Việt Nam
Ngoài ra, tham gia và làm thư ký 07 đề tài nghiên cứu các cấp.
B. Hội thảo, hội nghị khoa học:
Tham gia rất nhiều hội thảo trong nước về vấn đề Giới và Tâm lý học. Ngoài ra, còn tham gia một số hội thảo quốc tế:
- Năm 1997, hội thảo "Tình trạng trẻ em hiện nay", Việt Nam.
- Năm 2000, hội thảo “Phụ nữ trong chiến lược phát triển trí tuệ con người ở thế kỷ XXI - vấn đề đào tạo chuyên gia khoa học nữ”, Trung tâm nghiên cứu về Phụ nữ - ĐH QGHN và Trung tâm nghiên cứu về phụ nữ trong xã hội - ĐH Oregon đồng tổ chức.
- Năm 2001, hội thảo Việt - Pháp về Tâm lý học, trường ĐH Toulouse II , Khoa Tâm lý học - trường ĐH KHXH&NV, Hội phát triển Tâm lý học ở Đông Nam Á và Hội tâm lý học - Giáo dục Việt Nam đồng tổ chức.
- Năm 2002, hội thảo "Phương pháp đào tạo", Huế.
- Năm 2003, hội thảo thực hành giúp đỡ trẻ em có khó khăn về tâm lý, Hà Nội.
- Năm 2003, hội thảo "Đánh giá hiệu quả hoạt động của các tổ chức ONG trong lĩnh vực trợ giúp trẻ em khó khăn", Toulouse, Pháp.
- Năm 2004, hội thảo “Di cư lao động - trong quá trình chuyển đổi kinh tế”, Quebec, Canada.
C. Sách, giáo trình:
1. Chủ biên. Giáo trình Tâm lý học xã hội. Nxb Giáo Dục Hà Nội, 1994, (tái bản 1995).
2. Chủ biên. Tâm lý học đại cương. Nxb Giáo Dục Hà Nội, 1996.
3. Viết chung. Trẻ em làm thuê giúp việc gia đình ở Hà Nội. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000.
D. Bài viết/báo cáo khoa học:
1. Ảnh hưởng của môi trường ký túc xá sinh viên đến lối sống của sinh viên nội trú. Tạp chí Phát triển giáo dục, số 6/1995, tr.12, 13, 20.
2. Cái Tâm - điểm ngời sáng trong nhân cách Hồ Chí Minh. Trong: Hồ Chí Minh - những vấn đề tâm lý học nhân cách. Viện tâm lý học, tháng 10/1995, tr.167-173.
3. Nhu cầu làm việc của sinh viên các trường đại học. Tạp chí thông tin Khoa học Lao động và xã hội, số 6/1995, tr.1-4.
4. Xu hướng chọn ngành của học sinh và sinh viên các trường ở Hà Nội. Tạp chí chuyên san KHXH, ĐHQG HN, Số 4/1995, tr.38-43.
5. Nhận thức của sinh viên về giới và giới tính. Tạp chí ĐH & GDCN, số1/1996, tr.29-30.
6. Sinh viên và nghề phụ. Tạp chí thông tin Khoa học Lao động và xã hội, số 2/1996, tr.4-7.
7. Khía cạnh tâm lý xã hội trong tên người. Tạp chí ĐH & GDCN, số 5/1996, tr.20-21.
8. Thực trạng học thêm ngoại ngữ của sinh viên. Tạp chí ĐHQGHN, số 3/1996, tr.37-40.
9. Viết chung. Kỳ vọng của cha mẹ đối với con cái. Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, số 1/1997, tr.26-27.
10. Viết chung. Hiểu biết của cha mẹ về trẻ em. Kỷ yếu hội thảo khoa học nữ ĐHQGHN, tháng 10/1998, tr.56-59.
11. Viết chung. Quan niệm của người lớn về trẻ em chưa ngoan - nguyên nhân và cách thức giáo dục. Tạp chí Thông tin chuyên đề - Ngiên cứu khoa học về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, số 1/2000, (tr.3-6).
12. Viết chung. Biến đổi gia đình trong quá trình CNH, HĐH - KHXH và NV trong sự nghiệp CNH, HĐH. Nxb Chính trị quốc gia, 2000, tr.310-324.
13. Viết chung. Hiểu biết của cha mẹ về hoạt động vui chơi giải trí của trẻ em. Tạp chí Etudes Vietnamienes, số 3/ 2000, tr.217-225 (tiếng Pháp).
14. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với các lớp học linh hoạt. Hội thảo KH Việt - Pháp về Tâm lý học, 4/2000, Tạp chí Etudes Vietnamiennes, số 4/ 2000, tr.36-46, (tiếng Pháp).
15. Viết chung. Các lý thuyết ngầm ẩn về trẻ em ở Pháp, Việt Nam và Campuchia. Hội thảo KH Việt - Pháp về Tâm lý học, 4/2000, Tạp chí Etudes Vietnamiennes, số 4/ 2000, tr.221-228 (tiếng Pháp).
16. Viết chung. Bệnh tật và khuyết tật của trẻ em trong biểu tượng của cha mẹ Việt Nam và Pháp. Hội thảo KH Việt - Pháp về Tâm lý học, 4/2000, Tạp chí Etudes Vietnamiennes, số 4/2000, tr.195-203 (tiếng Pháp).
17. Một số cảm xúc đặc trưng của trẻ giúp việc cho các gia đình ở Hà Nội. Tạp chí Xã hội học, số 2/2000, tr.67-71.
18. Viết chung. Quan niệm về nội trợ gia đình và vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hóa phương tiện nội trợ. Kỷ yếu hội thảo Tâm lý học với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, Hội Tâm lý học - Giáo dục học Việt Nam, tháng 3/2000, tr.91-95
19. Quan niệm về tư vấn tâm lý. Tạp chí Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, số 6/2000, tr.42-44.
20. Thái độ của sinh viên đối với người nhiễm HIV/AIDS. Tạp chí Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, số 7/2000, tr.45-46.
21. Viết chung. Những khó khăn trong công tác tư vấn cho người nhiễm HIV/AIDS ở cộng đồng. Tạp chí ĐH & GDCN, số 8/2000, tr.46-47.
22. Viết chung. Một số định kiến giới trong giáo dục con cái của các bậc cha mẹ. Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 3/2000, tr.10-11.
23. Viết chung. Nhận thức của trẻ em làm thuê cho các gia đình ở Hà Nội. Tạp chí Tâm Lý Học, số 4/2000, tr.30-34.
24. Nâng cao năng lực nhận thức về vai trò giới như một điều kiện để nữ trí thức trở thành chuyên gia khoa học. Hội thảo khoa học quốc tế về "Phụ nữ trong chiến lược phát triển trí tuệ con người - Vấn đề đào tạo chuyên gia khoa học nữ" ĐHQGHN và ĐH OREGON, tháng 9/2000, tr.17-21.
25. Viết chung. Một số cảm xúc tiêu cực ở người nhiễm HIV/AIDS và cách thức hỗ trợ. Tạp chí Tâm lý học, số 6/2000, tr.43-46, 67.
26. An phận - Một nét tâm lý cản trở sự tiến bộ của phụ nữ. Hội thảo khoa học nữ ĐHQGHN. Nxb ĐHQGHN, 2000, tr.10 - 13.
27. Viết chung. Áp lực xã hội đối với vai trò trụ cột của nguời đàn ông. Tạp chí Xã hội học số 4/2001, tr.32-35.
28. Viết chung. Một số đặc điểm tâm lý của phụ nữ nông thôn bán rong trên các đường phố Hà Nội. Tạp chí Tâm lý học, số 1/2002, tr.25-28, 40.
29. Bàn về hiệu quả của tư vấn trên báo. Tạp chí Tâm lý học, số 10/2002, tr.56-60,63.
30. Tham vấn và tư vấn - thuật ngữ và cách tiếp cận. Hội thảo Tâm lý học, kỷ yếu hội thảo Tâm lý học, tháng 1/2003, tr.330-335.
31. Thực trạng tham vấn ở Việt nam - Từ lý thuyết đến thực tiễn. Tạp chí Tâm lý học, số 2/2003.
32. Quyền trẻ em xét trong bối cảnh lao động làm thuê giúp việc gia đình. Tạp chí Khoa học, KHXH&NV số 2/2003, tr.56-61.
33. Viết chung. Khía cạnh tâm lý trong hành vi xưng tội của người công giáo. Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 5/2003, tr.65-71.
34. Ý thức sinh viên về việc chấp hành luật giao thông đường bộ. Tạp chí Phát triển giáo dục, số 9/ 2003, tr.20-23
35. Viết chung. Người phụ nữ đó là ai? Những biểu tượng về tình huống thực nghiệm trên học sinh Campuchia, Pháp và Việt Nam. Trong cuốn ‘‘Trẻ em trong mối liên hệ xã hội’’. Nxb Eres 2003, tr.235 - 241 (tiếng Pháp).
E. Hướng dẫn Thạc sĩ, Tiến sĩ :
Số lượng Thạc sĩ đã hướng dẫn: 03 người (02 người đã bảo vệ).
36. Số lượng Tiến sĩ đồng hướng dẫn: 03 người (02 người đã bảo vệ).
III. CHỨC VỤ QUẢN LÝ
- Phó chủ nhiệm khoa Xã hội học - Tâm lý học, ĐHTH cũ.
- Chủ nhiệm bộ môn Tâm lý học xã hội - khoa Tâm lý học trường ĐH KHXH&NV.
- Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Phụ nữ, ĐHQGHN (2003 - nay).
|