Trưởng Phòng Quản lý Đào tạo và Khoa học, Khoa Luật - ĐHQGHN
I. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
Năm 1993, Tốt nghiệp Khoa Luật, ĐHTH Lômônôxôp, Matxcơva, CHLB Nga.
- Tháng 10/1999, Tiến sĩ tại Viện sở hữu trí tuệ, CHLB Nga.
II. HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC
A. Đề tài nghiên cứu:
1. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại. Đề tài NCKH cấp Khoa, 2001 (nghiệm thu, 2002). Chủ trì đề tài.
2. Những vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ trên thế giới và phương hướng hoàn thiện pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ ở Việt nam. Đề tài NCKH cấp ĐHQGHN, 2002 (nghiệm thu, 2005). Chủ trì đề tài.
Tham gia viết 3 chuyên đề NCKH thuộc 1 đề tài đặc biệt cấp ĐHQGHN (mã số QG.01.01) và 1 đề tài trọng điểm cấp ĐHQGHN (mã số QGTĐ.03.05).
B. Hội thảo, hội nghị khoa học:
- Tháng 12/2002, Hội thảo KH về đề tài NCKH độc lập cấp Nhà nước “Luận cứ khoa học xây dựng chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Châu Âu giai đoạn 2001-2010”, trường ĐH Ngoại thương Hà Nội. Bài viết trong Kỷ yếu: Pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Liên bang Nga.
- Tháng 11/2003, Hội thảo KH Quốc gia, Bộ Thương mại và Trường Đại học Ngoại thương Hà nội. Bài viết trong Kỷ yếu: Một số vấn đề về bảo hộ thương hiệu ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
- Tháng 3/2004, Hội thảo KH Khoa Luật - ĐHQGHN. Báo cáo: Vị trí của Luật Dân sự trong hệ thống “Luật công - Luật tư”.
- Tháng 7/2004, Hội thảo quốc tế “Việt Nam học” lần II, TP Hồ Chí Minh. Bài viết trong kỷ yếu: Pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
C. Sách, giáo trình:
1. Chỉ dẫn địa lý - đối tượng quyền sở hữu công nghiệp. Bài viết trong sách chuyên khảo: “Nhà nước và pháp luật Việt Nam trước thềm thế kỷ XXI”. Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội, 2002.
2. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp theo Hiệp định Việt nam - Hoa Kỳ. Bài viết trong sách chuyên khảo: “Về việc thực thi Hiệp định Việt Nam - Hoa Kỳ”. Nxb Chính trị Quốc gia, 2002.
3. Nâng cao vai trò của Toà án trong việc giải quyết các tranh chấp về sở hữu trí tuệ. Bài viết trong sách chuyên khảo: “Cải cách tư pháp ở Việt Nam trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền”. Nxb ĐHQGHN, 2004.
D. Bài viết/ báo cáo khoa học:
1. Bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại Việt nam. Chuyên san: “Những vấn đề pháp lý, kinh tế và tổ chức trong quá trình sáng tạo và sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp”. Viện Sở hữu trí tuệ Liên bang Nga, Matxcova, 1997 (Tiếng Nga)
2. Sự phát triển của pháp luật Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá. Chuyên san: “Những vấn đề pháp lý, kinh tế và tổ chức trong quá trình sáng tạo và sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp. Viện Sở hữu trí tuệ Liên bang Nga”, Matxcova, 1997 (Tiếng Nga)
3. Một số vấn đề về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại trên thế giới. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, chuyên san Kinh tế - Luật, số 2/2002.
4. Bảo hộ tên thương mại và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo hộ tên thương mại ở Việt nam. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, chuyên san Kinh tế - Luật, số 4/2002.
5. Viết chung. Pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ở Liên bang Nga. Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 2/2003.
6. Bí mật kinh doanh và các tiêu chí bảo hộ. Tạp chí Thương mại, số 22/6/2003.
7. Viết chung. Pháp luật về bảo hộ quyền tác giả ở Liên bang Nga. Tạp chí nghiên cứu Châu Âu, số 4, 2003.
8. Tự do thương mại và nguyên tắc “cạn quyền” trong pháp luật về sở hữu trí tuệ của EC và một số nước. Tạp chí Nghiên cứu Hải quan, số 1-2/2004.
9. Một số vấn đề về bảo hộ bí mật kinh doanh và hoàn thiện pháp luật bảo hộ bí mật kinh doanh ở Việt nam. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, chuyên san Kinh tế - Luật, số 3/2004.
10. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các qui định về xác lập quyền sở hữu công nghiệp. Tạp chí Dân chủ và pháp luật, chuyên đề về sở hữu trí tuệ, tháng 3/2005.
E. Hướng dẫn Thạc sĩ: 01 người.
III. GIẢI THƯỞNG, BẰNG KHEN
- Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở năm học 2003-2004.
- Danh hiệu “Gương mặt trẻ tiêu biểu ĐHQG” năm học 2003-2004.
- Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở năm học 2004-2005.
|