Nơi công tác: Bộ môn Vi sinh, Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN - ĐHQGHN.
Họ và tên: Nguyễn Thị Chính
Sinh ngày: 15 - 02 - 1947
Nguyên quán: Làng Hành Thiện - Xã Xuân Khu - Huyện Xuân Trường - Tỉnh Nam Định.
Nơi ở hiện nay: H3, ngõ 330 - Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội.
Điện thoại: (Cq) 8588856; (Nr) 8582809; (Dđ) 0912119928
I. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
Năm 1972, Tốt nghiệp Trường ĐHTH Purkyne BRNO, Tiệp Khắc.
Năm 1972, Thạc sĩ tại Trường ĐHTH Purkyne BRNO, Tiệp Khắc.
- Năm 1987, Tiến sĩ tại Trường ĐHTH Purkyne BRNO, Tiệp Khắc.
- Năm 1997, Phó giáo sư.
II. HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC
A. Đề tài nghiên cứu:
1. Chuyển hoá nguồn xenluloza thành protein. Đề tài cấp nhà nước, mã số 180-04-06 (1981 – 1985). Chủ trì nhánh đề tài.
2. Nghiên cứu công nghệ nuôi trồng nấm ăn quí, nấm dược liệu và các biện pháp phòng chống bệnh trong sản xuất nấm. Đề tài cấp nhà nước, Công nghệ sinh học KC 08-03 (1991 - 1995). Chủ trì nhánh đề tài.
3. Nghiên cứu sử dụng các phế thải của cây bông để sản xuất nấm và phân bón vi sinh. (Nhánh của đề tài “Nghiên cứu cây bông phía Bắc Việt Nam”, trong Nghiên cứu sử dụng thuốc trừ sâu sinh học Bt trừ sâu hồng hại bông). Đề tài cấp nhà nước, mã số KC 07.02 (1991 - 1995). Chủ trì nhánh đề tài.
4. Nghiên cứu thăm dò biện pháp gây tạo trầm hương ở loài cây Dó trầm (Aquilaria crassna piera). Đề tài cấp Bộ, (1993 - 1995). Chủ trì nhánh đề tài.
5. Nghiên cứu khảo sát và xây dựng dự án sản xuất nấm ở hai huyện Tủa Chùa - Lai Châu, Yên Châu- Sơn La. Dự án phát triển Lâm nghiệp xã hội Sông Đà - hợp tác kỹ thuật Việt Đức. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nghiệm thu 1995). Chủ nhiệm dự án.
6. Kiểm tra nhanh chất lượng của chế phẩm thuốc trừ sâu sinh học Bt: Nghiên cứu sử dụng thuốc sinh học trong bảo vệ thực vật. Thuộc dự án VNM 9510-030. Tổ chức bánh mỳ thế giới (1991 - 1995). Chủ nhiệm nhánh dự án.
7. Nghiên cứu tuyển chọn một số chủng nấm có hoạt tính sinh học cao. Đề tài nghiên cứu cơ bản (1996 - 1997). Chủ trì đề tài.
8. Sản xuất và ứng dụng thuốc trừ sâu sinh học Bt trong phòng trừ sâu hại cây trồng. Thuộc dự án của tổ chức bánh mỳ thế giới. VNM 9510-017 (1996 - 1998). Chủ nhiệm nhánh dự án.
9. Nghiên cứu công nghệ sản xuất chế phẩm hoá sinh học trừ bệnh thối thân, thối rễ và vàng lá ở thực vật. Đề tài cấp nhà nước, KHCN 02-08 (1996 - 1998). Chủ trì nhánh đề tài.
10. Hoàn thiện công nghệ sản xuất thử một số chủng nấm linh chi phục vụ nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu. Dự án sản xuất thử cấp nhà nước, số 1967 QĐ/BKHCNMT (1999 - 2000). Chủ nhiệm dự án.
11. Phát triển công nghệ sản xuất nấm dược liệu phục vụ tăng cường sức khoẻ. Đề tài hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc theo nghị định thư chính phủ (2003 - 2004). Chủ trì đề tài.
12. Đặc điểm sinh học của nấm búp (A. blazei) nhập ngoại có khả năng chống ung thư. Đề tài đặc biệt cấp ĐHQGHN (2005 - 2006). Chủ trì đề tài.
B. Hội thảo, hội nghị khoa học:
Hội nghị trong nước:
- Năm 1989 và 1992, tham dự Hội nghị nấm toàn quốc.
- Năm 1995, Hội nghị Công nghệ sinh học và Hoá sinh toàn quốc.
- Năm 1995, Hội nghị Vi sinh vật học và Công nghệ sinh học.
- Năm 1995, Hội thảo toàn quốc “Thuốc trừ sâu sinh học bảo vệ thực vật”
- Năm 1999, Hội nghị công nghệ sinh học toàn quốc.
- Năm 1999, Hội nghị phụ nữ Đại học Quốc gia.
- Năm 2004, Hội nghị các nhà khoa học nữ toàn quốc.
- Năm 2005, Hội nghị “Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống”.
- Năm 2005, Hội nghị khoa học Trường ĐH KHTN - ĐHQGHN.
- Năm 2005, Hội nghị phụ nữ trí thức thủ đô qua các thời kỳ.
Hội nghị Quốc tế:
- Năm 1987, Phân lập và Xác định nhanh vi sinh vật. Praha (Tiệp Khắc).
- Năm 1993, Hội nghị “Sinh học nấm và Công nghệ sinh học nấm”, Hồng Kông.
- Năm 1999, Hội nghị đa dạng sinh học tại Đài Loan.
- Năm 2002, Phụ nữ Châu Á vì một nền văn hoá và hoà bình tại Hà Nội do UNESCO tổ chức.
- Năm 2004 Công nghệ sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu tại Hằng Châu - Trung Quốc.
C. Sách, giáo trình:
1. Viết chung. Nghiên cứu chế phẩm thuốc trừ sâu sinh học Bt diệt côn trùng. Hướng dẫn sử dụng thuốc sinh học Viện Bảo vệ Thực vật- xuất bản, 1996.
2. Viết chung. VAC trong trường học. Nxb Bộ Giáo dục và đào tạo, 1997.
3. Chủ biên. Vi rút học. Nxb ĐHQGHN, 2001.
4. Chủ biên bài giảng. Công nghệ sinh học trong nông nghiệp. 2004.
5. Chủ biên. Vi sinh vật trong y học. Nxb ĐHQGHN, 2005.
6. Chủ biên bài giảng. Vi sinh vật trong môi trường đất, 2005.
D. Bài viết, báo cáo khoa học:
1. Viết chung. Cơ chất Lignoxenluloza như rơm lúa mì cho việc nuôi trồng nấm sò không thanh trùng. Trường ĐHTH Purkyne (UJEP) Tiệp Khắc, 1985. PV. 5738-85.
2. Viết chung. Nghiên cứu sản xuất nấm ăn ở Việt Nam. Tạp chí nấm của Tiệp Khắc, số 20, tháng 11/1985, tr. 9-10.
3. Chế biến giá thể rút ngắn thời gian lên men, tăng năng suất nấm. Báo cáo tại hội thảo nấm toàn Quốc, Hà Nội, 1992.
4. Phân lập, xác định bệnh trong sản xuất nấm mỡ, nấm rơm và các biện pháp phòng chống. Báo cáo tại tiểu ban Môi trường, Hội nghị công nghệ sinh học và hoá sinh toàn Quốc, 1995.
5. Viết chung. Nghiên cứu phương pháp kiểm tra chất lượng của chế phẩm thuốc trừ sâu sinh học Bacillus thuringiensis (Bt). Cục bảo vệ Thực vật, xuất bản, 1995.
6. Viết chung. Sử dụng Bacillus licheniformis trong công nghệ sản xuất nấm sò cơ chất không khử trùng. Vi sinh vật và công nghệ sinh học, Hà Nội, 1995.
7. Viết chung. Nghiên cứu sản xuất đồ uống giàu dinh dưỡng bằng lên men lactic. Vi sinh vật học và công nghệ sinh học, Hà Nội, 1995.
8. Viết chung. Nghiên cứu sản xuất và sử dụng thuốc trừ sâu sinh học Bt trong diệt trừ sâu hại. Báo cáo tại Hội thảo toàn quốc “Thuốc trừ sâu sinh học trong bảo vệ thực vật” Hà Nội 1995, tại viện bảo vệ thực vật, 1996, 1997, 1998.
9. Viết chung. Nghiên cứu sản xuất Bt ở nồi lên men lớn và ứng dụng diệt sâu ở Việt Nam. Báo cáo tại hội nghị quốc tế “Công nghệ sinh học của Bacillus thuringiensis và ảnh hưởng của nó tới môi trường” lần 2, tại Thái Lan, tháng 11/1996.
10. Viết chung. Ứng dụng chế phẩm vi sinh vật trong công nghệ sản xuất nấm sò, nấm rơm và nấm mỡ cho năng suất cao. Tóm tắt các báo cáo tại hội nghị khoa học trường ĐH KHTN, Hà Nội, tháng 4/1998, tr. 134-135.
11. Viết chung. Phân lập, xác định vi khuẩn Bacillus trong rơm lên men ảnh hưởng tới sự phát triển của nấm sò (Pleurotus ostreatus). Tạp chí Khoa học ĐH KHTN, Vol XIV, N04, 1998, tr. 23-28.
12. Nghiên cứu công nghệ sản xuất sinh khối và một số hoạt chất sinh học của nấm linh chi (Ganoderma lucidum). Tóm tắt báo cáo Hội nghị khoa học trường ĐH KHTN, tháng 4/1998, Hà Nội, tr. 134.
13. Viết chung. Nghiên cứu một số hoạt chất sinh học và tác dụng của nấm Linh Chi (Ganoderma lucidum) trong chữa bệnh. Báo cáo tại Hội nghị Công nghệ sinh học toàn quốc, Hà Nội, tháng 12/1999. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, tr. 956-963.
14. Viết chung. Nghiên cứu công nghệ sản xuất và ứng dụng một số chế phẩm sinh học trong phòng trừ bệnh hại cây trồng. Nxb ĐHQGHN, 2000, tr. 233- 238.
15. Viết chung. Hoạt động của Enzim trên quả thể và khuẩn ty nấm linh chi (Ganoderma lucidum). Tạp chí sinh học, tháng 9/2001. Trung tâm Khoa học tự nhiên và công nghệ Quốc Gia, tr.127-132.
16. Viết chung. Nghiên cứu một số bệnh nấm hại cây trồng và vi khuẩn chống bệnh. Tạp chí sinh học, tháng 6/2003, Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia, tr. 99-103.
17. Viết chung. Đánh giá tỷ lệ nhiễm virut viêm gan B (HBV) khám tại Bệnh viện giao thông vận tải I Hà Nội và sử dụng nấm linh chi cho bệnh nhân viêm gan. Kỷ yếu Hội thảo khoa học các nhà khoa học nữ với sự phát triển khoa học & công nghệ, Hà Nội, tháng 10/2004, tr. 112-116.
18. Viết chung. Nghiên cứu một số thành phần và hoạt chất sinh học của nấm linh chi Ganoderma lucidum nuôi trồng ở Việt Nam. Hội thảo khoa học nữ lần 9, Hà Nội, tháng 11/2004, tr.13-21.
19. Viết chung. Khả năng sửa chữa đột biến gen của nấm linh chi Ganoderma lucidum đối với Saccharomyces cerevisiae. Tóm tắt các báo cáo tại Hội nghị khoa học Trường ĐH KHTN, Hà Nội, tháng 11/2004, tr. 204-205.
20. Viết chung. Sterin C, a New Antioxidant from the Mycelial Culture of the Mushroom Stereum hirsutum. Agric. Chem. Bitechnol. 48(1), 2005, p. 38 – 41.
21. Viết chung. Structures and Antioxidant Activity of Diketopiperazines Isolated from the Mushroom Sarcodon aspratus. J. Korean Soc. Appl. Biol. Chem. 48(1), 2005, p. 93- 97.
22. Viết chung. Nghiên cứu một số thành phần và hoạt chất sinh học của nấm linh chi Ganoderma lucidum nuôi trồng ở Việt Nam. Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học đời sống. Báo cáo khoa học, Hội nghị toàn quốc, 2005. Đại học Y Hà Nội, tháng 11/2005, tr. 429-432.
23. Viết chung. Thăm dò tác động của bột sinh khối và bào tử nấm linh chi (Ganoderma lucidum Karst) lên cấu trúc mô học tinh hoàn chuột trắng (Mus musculus L.) dòng Swiss bị chiếu xạ. Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học đời sống. Báo cáo khoa học, hội nghị toàn quốc năm 2005. Đại học Y Hà Nội, tháng 11/2005, tr. 697-699.
E. Hướng dẫn Thạc sĩ, Tiến sĩ:
- Số lượng Thạc sĩ hướng dẫn: 13 người.
- Số lượng Tiến sĩ hướng dẫn: 03 người.
III. GIẢI THƯỞNG. BẰNG KHEN
- Patent Bằng sáng chế do Tiệp Khắc (1986).
- Huy chương vì sự nghiệp giáo dục và đào tạo (1997).
- Huy chương vì sự nghiệp KHCN (1998).
- Bằng lao động sáng tạo Tổng liên đoàn lao động Việt Nam (2001, 2002).
- Bằng khen Đại học Quốc gia (2001, 2002).
- Bằng khen Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Hà Nội (Giải thưởng sáng tạo KHCN Việt Nam TP Hà Nội), (2003).
- Bằng khen của thủ tướng chính phủ Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004).
- Danh hiệu phụ nữ giỏi việc trường, đảm việc nhà (từ 2000- 2004).
- Giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam VIFOTEC năm 2002 (giải 3) do Bộ KHCN, Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam cấp bằng khen trong lĩnh vực công nghệ sinh học phục vụ đời sống.
- Tặng huy chương vàng thực phẩm an toàn với sản phẩm Salad nấm (2004).
- Huy chương vàng về sản phẩm bột sinh khối nấm linh chi dạng thực phẩm chức năng và chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao phù hợp tiêu chuẩn do Bộ công nghiệp, Bộ NN & PTNT, Bộ khoa học công nghệ Việt Nam cấp.
IV. CHỨC VỤ QUẢN LÝ
- Nguyên phó chủ nhiệm bộ môn Vi sinh, khoa Sinh học, Trường ĐH KHTN - ĐHQGHN.
- Giám đốc Trung tâm ứng dụng công nghệ sản xuất các sản phẩm từ Nấm và Vi khuẩn.
- Uỷ viên Ban chủ nhiệm câu lạc bộ nữ khoa học Hà Nội.
- Thành viên mạng lưới Nấm Quốc tế.
Cố vấn đặc biệt về nấm ăn, nấm dược liệu cho huyện Giang Sơn, tỉnh Hằng Châu, Trung Quốc.
|