Trang chủ ĐHQGHN |   Trang nhất
 
Ngày 16 Tháng 4 Năm 2024    Số người truy cập: 979209
Theo dòng lịch sử 100 năm
- Lịch sử Đại học Quốc gia Hà Nội
- Thành tựu 100 năm
Tin tức & Sự kiện
Các hoạt động kỷ niệm 100 năm
- Kỷ niệm 50 năm Trường Đại học Khoa học tự nhiên
Con người & Sự kiện
- 100 chân dung - Một Thế kỷ Đại học Quốc gia Hà Nội
- Chân dung Nhà giáo
- Những gương mặt trẻ tiêu biểu
Tư liệu
Diễn đàn Hà Nội về GDĐH Thế kỷ XXI
Hướng dẫn đăng ký cựu sinh viên, cán bộ và đăng nhập diễn đàn
Tâm sự về ngôi trường 100 tuổi
 
PGS.TS Triệu Thị Nguyệt

Nơi công tác: : Phó chủ nhiệm bộ môn, Khoa Hoá học, trường ĐH KHTN

Họ và tên: Triệu thị nguyệt

Ngày sinh: 7-11-1962

Nguyên quán: Trực Hưng, Trực Ninh, Nam Định.

Nơi ở hiện nay: Số 1, hẻm 47/76/22, phố Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội.

I. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO

  • Năm 1983, Tốt nghiệp Khoa Hóa, trường ĐHTH Hà Nội.
  • Năm 1989, Tiến sĩ Hóa học, chuyên ngành Hóa Vô cơ, trường ĐHTH Lomonoxop, Matxcova, Liên xô (cũ).
  • Năm 2003, Phó Giáo sư .

II. HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC

A. Đề tài nghiên cứu:

  1. Tổng hợp và ứng dụng các hợp chất có khả năng thăng hoa để tạo màng. Đề tài cấp trường ĐH KHTN, mã số TN-01-10 (2001-2002), nghiệm thu 29/3/2002. Chủ trì đề tài.
  2. Tổng hợp và nghiên cứu tính chất của các isobutyrat đất hiếm và các sản phẩm cộng của nó với 0-phenantrolin. Mã số QT-01-11, (2002-2003), nghiệm thu 21/3/2003. Chủ trì đề tài.
  3. Tổng hợp, nghiên cứu khả năng thăng hoa của các cacboxilat đất hiếm và ứng dụng để tạo màng. Mã số QGTĐ-05-16 (2005-2006). Chủ trì đề tài.

Liên tục tham gia các đề tài nghiên cứu cơ bản cấp nhà nước, đề tài trọng điểm cấp ĐHQG: Nghiên cứu xây dựng qui trình công nghệ qui mô phòng thí nghiệm chế tạo và ứng dụng bạc kim loại, các oxit TiO2 và Cu2O kích thước nano.

B. Bài viết, báo cáo khoa học:

  1. Viết chung. Nghiên cứu phổ hấp thụ electron của một số thiosemicarbazonat của VO2+ tạo thành trên cơ sở “phản ứng trên khuôn”. Tạp chí khoa học ĐHTH Hà Nội, số 2/1988, tr. 44-47.
  2. Viết chung. Đánh giá khả năng tách hỗn hợp các nguyên tố đất hiếm bằng cách thăng hoa trong chân không các sản phẩm cộng của axetylaxetonat đất hiếm với hecxametylphotphotriamit. Tạp chí hoá học tinh khiết (Liên xô cũ), số 2/1988, tr. 103-109.
  3. Viết chung. Ảnh hưởng của các phối tử cộng thêm đến khả năng thăng hoa trong chân không của các sản phẩm cộng của các axetylaxetonat đất hiếm. Tạp chí Hoá học cơ kim (Liên xô cũ), T.1, số 3/1988, tr. 575-579.
  4. Viết chung. Nghiên cứu quá trình phân huỷ nhiệt của các sản phẩm cộng của axetylaxetonat đất hiếm với hecxametyl-photphotriamit. Tạp chí vextnhic trường ĐHTH Matxcơva (Liên xô cũ), T.30, số 6/1989, tr. 574-577.
  5. Viết chung. Nghiên cứu qua trình thăng hoa của các sản phẩm cộng của axetylaxetonat đất hiến với hecxametyl-photphotriamit bằng phương pháp phổ khối lượng. Tạp chí hoá học vô cơ (Liên xô cũ), T.36, số 2/1991, tr. 487-491.
  6. Viết chung. Phức chất của molipden với thiosemicacbazit. Tạp chí Khoa học ĐHTH Hà Nội, N04/ 1993.
  7. Viết chung. Tổng hợp và nghiên cứu hoá lí các phức chất của nguyên tố đất hiếm với axetylaxeton và tributylphotphat. Tạp chí Hóa học, T.31, số đặc biệt, 1993, tr. 76-77.
  8. Viết chung. Phức chất của một số đất hiếm với axetylaxeton, o-phenantrolin và khả năng thăng hoa của chúng. Tạp chí Hoá học, T.31, số đặc biệt, 1993, tr. 65-67.
  9. Viết chung. Các pivalat của các nguyên tố đất hiếm (III). Tạp chí Hoá học vô cơ (Liên xô cũ), T.39, Số 4/1994, tr. 538-546.
  10. Viết chung. Hai khả năng thực hiện "phản ứng trên khuôn" của thiosemicacbazit với salixylandehit và axetylaxeton. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Tuyển tập các công trình khoa học Hội nghị khoa học trường ĐH KHTN, tháng 4/1998, tr. 14-17.
  11. Viết chung. Nghiên cứu điều kiện xử lý xianua trong nước thải bằng phương pháp oxi hoá điện hoá. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Tuyển tập các công trình khoa học Hội nghị khoa học trường ĐH KHTN, 1998, tr. 18-21.
  12. Viết chung. Tổng hợp và nghiên cứu cấu tạo của các phức chất hidrotris (3,5-diiso propylpyrazolyl) borat của Fe, Co và Ni với Crotyl và Prenyl. Tạp chí Hoá học, T37, N04/1999, tr. 41-44.
  13. Viết chung. Nghiên cứu khả năng sử dụng một số phụ phẩm nông nghiệp để hấp thụ một số ion kim loại nặng trong nước thải. Tuyển tập các công trình khoa học Hội nghị khoa học lần II ngành Hoá học, Hà Nội 11/2000, Nxb ĐHQGGHN, 2000, tr. 22-27.
  14. Viết chung. Tetrahedral, Highly Coordinativly unseterated 14e (Fe) and 15e (Co) Hydrocarbyl Complexes Bearing Hidrotris (pyrazolyl) borato Ligands (TpR), TpR’M-R (M=Fe, Co, Ni). Organometallics, 20, N016, 2001, tr. 3582-3598.
  15. Nghiên cứu loại clorua và các hợp chất hữu cơ trong nước thải bằng nấm men. Tuyển tập các công trình khoa học, hội nghị khoa học lần III, ngành Hoá học, trường ĐH KHTN - ĐHQGHN, 2002, tr. 26-29.
  16. Nghiên cứu xử lí ion sắt và các hợp chất hữu cơ trong nước và nước thải bằng phương pháp vi sinh. Tuyển tập các công trình khoa học, hội nghị khoa học lần III, ngành Hoá học, trường ĐH KHTN - ĐHQGHN, 2002, tr. 22-25.
  17. Viết chung. Tổng hợp phức chất hỗn hợp của các axetylaxetonat đất hiếm với o-phenaltrolin và khả năng ứng dụng trong việc tinh chế và tạo màng. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN. T18, N0 4/ 2002, tr. 14-20.
  18. Viết chung. Tổng hợp và nghiên cứu tính chất của một số butyrat đất hiếm. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN. T19, N)1, 2003, tr. 50-54.
  19. Viết chung. Nghiên cứu cấu tạo của phức chất Ni - hiđrotris (3,5-điisopropylpyrazolyl) borat với ligan crotyl bằng phương pháp phổ cộng hưởng từ hạt nhân. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN. T19, N01, 2003, tr. 12-17.
  20. Viết chung. Tổng hợp và nghiên cứu tính chất các phức chất hỗn hợp của isobutyrat đất hiếm với o-phenantrolin. Tạp chí Hoá học ứng dụng, N02/ 2003, tr. 15-20.
  21. Viết chung. Nghiên cứu cấu tạo của phức chất prenyl của Ni với Hidrotris(3,5-Diisopropyrazolyl) borat bằng phương pháp phổ cộng hưởng từ hạt nhân. Tạp chí Hoá học ứng dụng, N0 7, 2003, tr. 29-34.
  22. Viết chung. Tổng hợp các phức chất bậc ba của một số ion đất hiếm với isobutyrat và o-phenantrolin bằng phương pháp khô. Tạp chí Hoá, Lý và sinh học, T8, N01, 2003, tr. 46-50.
  23. Viết chung. Nghiên cứu khả năng tách và làm sạch các nguyên tố đất hiếm khỏi uran, thori, stronti và bari bằng phương pháp thăng hoa phân đoạn các pivalat của chúng trong chân không. Tuyển tập các session , Tập III, Hội nghị hoá học toàn quốc lần IV, Hà Nội, tháng 10/2003, tr. 26-29.
  24. Viết chung. Tổng hợp và nghiên cứu khả năng thăng hoa của một số axetylaxetonat kim loại. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, T.20, N01PT, 2004, tr. 12-14.

C. Hướng dẫn thạc sĩ, tiến sĩ:

  • Số lượng thạc sĩ hướng dẫn: 05 người.
  • Số lượng tiến sĩ hướng dẫn: 01 người.

III. GIẢI THƯỞNG, BẰNG KHEN

  • Gương mặt trẻ tiêu biểu ĐHQG Hà Nội (2001).
  • Danh hiệu “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà” cấp thành phố Hà Nội (2000-2003).
  • Danh hiệu “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà” cấp trường ĐH KHTN (2000-2004).

Trung tâm Nghiên cứu về Phụ nữ [100 Years-VietNam National University,HaNoi]
Các bài liên quan
» PGS.TS Nguyễn Thị Chính
» GS.TSKH Ngô Thị Thuận
» PGS.TS Vũ Thị Phụng
» PGS.TS Nguyễn Thị Quỳ
» PGS.TS Lê Thị Quý
» PGS. TS. Trần Thị Minh Đức
» PGS. Phạm Thị Tâm
» PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái
» PGS.TS. Trần Thị Thái Hà
» PGS. Đặng Thị Hạnh
» PGS.TS Lý Hoài Thu
» PGS.TS Trương Thị Tiến
» PGS. TS. Lưu Lan Hương
» PGS.TS Phan Thị Tình
» PGS.TS Nguyễn Thị Diễm Trang
 Tin tức qua ảnh
 Tiêu điểm
 Các liên kết
 Thư viện ảnh

Copyright 2004-2024 Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin toà soạn
Địa chỉ : 144 - Đường Xuân Thủy - Cầu Giấy - Hà Nội.    Email : bantin@vnu.edu.vn