Trang chủ ĐHQGHN |   Trang nhất
 
Ngày 19 Tháng 3 Năm 2024    Số người truy cập: 954968
Theo dòng lịch sử 100 năm
- Lịch sử Đại học Quốc gia Hà Nội
- Thành tựu 100 năm
Tin tức & Sự kiện
Các hoạt động kỷ niệm 100 năm
- Kỷ niệm 50 năm Trường Đại học Khoa học tự nhiên
Con người & Sự kiện
- 100 chân dung - Một Thế kỷ Đại học Quốc gia Hà Nội
- Chân dung Nhà giáo
- Những gương mặt trẻ tiêu biểu
Tư liệu
Diễn đàn Hà Nội về GDĐH Thế kỷ XXI
Hướng dẫn đăng ký cựu sinh viên, cán bộ và đăng nhập diễn đàn
Tâm sự về ngôi trường 100 tuổi
 
Cô nữ sinh Văn khoa và bài thơ gây chấn động dư luận 20 năm trước…

Hai thập niên, khoảng thời gian đủ để người ta kiểm nghiệm được giá trị đích thực của một tác phẩm nghệ thuật, hơn nữa lại là một "tác phẩm nghệ thuật mang tính chính trị". Không phải ngẫu nhiên mà một bài thơ đột ngột xuất hiện trên mặt báo Tiền Phong ngày 25/ 3/1986 lại gây ra những làn sóng dư luận dữ dội và tác giả của nó – cô nữ sinh Văn khoa Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, lúc ấy đang lặng lẽ đèn sách trong khu KTX Mễ Trì, vốn vẫn thích ẩn mình bỗng dưng nổi tiếng cả nước, bỗng dưng trở thành tâm điểm của cơn “địa chấn” mà cô không ngờ lại do chính mình gây ra. Bạn đọc tranh nhau mua báo, tới tấp gửi thư hoan nghênh, một không khí sôi động, hừng hực, tràn đầy hy vọng ở Đại hội Đảng lần thứ VI mạnh dạn nhìn thẳng vào sự thật đổi mới tư duy, đổi mới kinh tế, đưa nước nhà ra khỏi khủng hoảng. Bên cạnh những người ủng hộ rất đông đảo, cô nữ sinh Phạm Thị Xuân Khải cũng bắt đầu đứng trong "tâm bão" của một luồng quan điểm phản đối bài thơ "Mùa xuân nhớ Bác", thậm chí có những người còn đòi treo cổ cô. Năm 1989, Xuân Khải tốt nghiệp, lương bị cắt, chỗ ở trong KTX phải trả lại, đường về quê gần như bị chặn đứng. Đi đâu? Làm gì? Ở đâu? Cô lại bắt đầu một “cuộc chiến” mới với gánh nặng cơm áo, với những tháng ngày sống "du mục" giữa lòng Hà Nội…

Một bài thơ tạo nên một cuộc đời, một số phận thăng trầm như những trang tiểu thuyết đã thu hút sự quan tâm của dư luận trong suốt mấy tháng qua, và không ít người vẫn đặt câu hỏi: Phạm Thị Xuân Khải là ai? Cô học ở đâu? Bài thơ "Mùa xuân nhớ Bác" được sáng tác trong hoàn cảnh nào?… Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ĐHQGHN, 60 năm ngày truyền thống của Đại học Tổng hợp Hà Nội, 75 năm ngày thành lập Đoàn TNCS HCM, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc gần xa chùm bài viết đã được đăng trên báo Tiền Phong về tác giả và bài thơ "Mùa xuân nhớ Bác", cũng coi như tình cảm tri ân của những người thực hiện trang Web: http://100years.vnu.edu.vn/ với một cựu sinh viên đã tạo nên "tiếng vang một thời"…

>>> Đọc các bài viết về Phạm Thị Xuân Khải >>>

BBT [100 Years-VietNam National University,HaNoi]
Các bài liên quan
» Từ bài thơ gây chấn động dư luận và “đêm trước đổi mới”
» Ba ngàn lá thư, hàng triệu tấm lòng
» Mười năm “gió bụi” cho một bài thơ
» Bài thơ gây chấn động dư luận: “Cuộc chiến” mới và...
» Bài thơ gây chấn động dư luận: Trong “tâm bão”
» Đại tướng Võ Nguyên Giáp và “nhà thơ dũng cảm”
» Bài thơ thổi bùng lên ngọn lửa
» Những người châm ngòi cho “trái bộc phá” dư luận năm 1986
 Tin tức qua ảnh
 Tiêu điểm
 Các liên kết
 Thư viện ảnh

Copyright 2004-2024 Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin toà soạn
Địa chỉ : 144 - Đường Xuân Thủy - Cầu Giấy - Hà Nội.    Email : bantin@vnu.edu.vn