Sau khi bài thơ “Mùa xuân nhớ Bác” (MXNB) đăng trên báo, rất nhiều độc giả gửi thư về tòa soạn, tác giả cổ vũ, khích lệ tinh thần dũng cảm của người viết cũng như tờ báo đã đăng bài thơ. Riêng tác giả, trong 3 năm học tại trường Đại học Tổng hợp, đã nhận hơn 3.000 bức thư viết tay, trên những tờ giấy đen, sần sùi thô ráp và cả những tấm thiệp trang trọng và lịch sự từ nước ngoài gửi về. Người viết là giáo viên, công nhân trong các xí nghiệp, vùng mỏ, những người lính nơi tiền tuyến...
Nói lên điều mà nhiều người không dám nói
Thư của ông Trịnh Khả Phức- Viện Kinh tế (Bộ Thủy lợi) viết gửi cho chị Khải ngày 9/4/1986: Có những người ít xem báo, ít đọc thơ thì nay cũng không thể bỏ qua. Cô có biết bài thơ của cô trên báo Đoàn đã được ghi vào biết bao nhiêu quyển sổ tay không?
Chúng tôi chuyền tay nhau đọc đi, đọc lại n hiều lần và suy ngẫm. Vợ nói với chồng, anh trao đổi với em, bạn bè gặp nhau bàn luận về bài thơ "Mùa xuân nhớ Bác"…
Trong bài gửi về tòa soạn vào tháng 4/1986, anh Trần Bình - giáo viên Toán trường cấp 3 Lam Sơn (Thanh Hoá) cho biết: Có nhiều cơ quan, trư ờng học đã chép nguyên văn bài thơ đó lên bảng tin. Từ đó dư luận càng lan rộng.
Có những ý kiến tỏ ra thán phục về lòng dũng cảm của tác giả, cũng có người nói: Nên dành sự thán phục đ ó cho người duyệt đăng, Ban biên tập báo Tiền Phong.
Vấn đề đặt ra là tại sao bài thơ MXNB lại được nhiều người chú ý, bàn luận đến thế?- Khi tác phẩm đáp ứng được nguyện vọng của quần chúng, nói lên tiếng nói của quần chúng thì được quần chúng chào đón, hoan nghênh.
Có nhiều vấn đề trong cuộc sống hiện nay, nhiều người chúng ta muốn nói nhưng không dám nói… Khi tôi đang viết bà i này, cũng có người chân tình góp ý: "Ông muốn chết hay sao mà đụng đến việc này?".
Thực ra mục đích của quần chúng là muốn phát hiện với lãnh đạo, với các cơ quan có trách nhiệm những việc làm tiêu cực để rồi được giải quyết, tạo điều kiện tốt nhất cho việc xây dựng xã hội mới của chúng ta nhanh hơn và vững chắc hơn.
Trong thực tế hiện nay, nhiều hiện tượng tiêu cực lớn hơn nữa cần phải được vạch trần và xử lý. Chúng ta hãy cảm ơn tác giả. Bằng những câu phê bình, chị Khải đã đánh thức ý thức giai cấp và lý tưởng cách mạng của chúng ta.
88% độc giả hoàn toàn ủng hộ
Theo bản phân tích thư bạn đọc phản hồi bài thơ MXNB nhận được từ 26/3 đến 20/4/1986, tức là sau 26 ngày bài thơ in trên báo: Trong tổng số 116 thư và thơ viết tay được cung cấp bởi 3 nguồn là tòa soạn báo Tiền Phong, tác giả Xuân Khải và Văn phòng TW Đoàn có tới 100 thư (chiếm 88%) hoan nghênh bài thơ có nội dung tốt, có liên hệ với nhận thức và hành động của mình. Trong số này có 3 thư tố cáo thêm hiện tượng tiêu cực ở địa phương, ngành mình công tác. Có 8 thư (chiếm tỷ lệ 6%) hoan nghênh nhưng muốn bổ sung cho bài thơ hoàn chỉnh hoặc có ý kiến chưa hoàn toàn nhất trí với tác giả. Chỉ có 8 ý kiến (chiếm 6%) hoàn toàn phản đối, cho rằng bài thơ có tác dụng xấu. |
Chị Khải đã khơi lại cái tình đồng đội, đứng chung một chiến hào mà nhiều người chúng ta đã có nhưng lại quên đi. Tất cả phải biết hy sinh những gì nhỏ nhen của cá nhân để phục vụ cho lý tưởng...
Đặt tờ báo xuống bà n, lòng tôi thấy vui khi đất nước ta đẹp như câu thơ chị Khải đã viết: “Cho đất nước khải hoàn, mùa xuân mãi mãi". Cảnh tượng đó cũng là ước mơ, nguyện vọng không riêng gì của chị Khải mà là của tôi, của mọi người dân Việt Nam. Đó cũng là nhiệm vụ, là mục tiêu cuối cùng mà Đảng ta lãnh đạo toàn dân phấn đấu đạt cho kỳ được.
Song dù sao bài thơ vẫn chỉ là bài thơ. Vấn đề quan trọng hơn là tác dụng đ ối với thực tiễn của những điều đúng đắn mà tác giả đặt ra. Để đạt được sự công bằng, nghiêm minh trong xã hội, tôi tha thiết đề nghị những cơ quan có trách nhiệm sớm tổ chức và thể chế hóa việc phê bình, góp ý để mọi người dân yên tâm và có điều kiện phản ánh cũng như đề đạt ý kiến của mình lên cấp trên một cách hữu hiệu".
Anh Hoàng Tư thay mặt thanh niên chi đoàn Khoa Ngoại- Viện Quân y 120- Mỹ Tho- Tiền Giang viết: "Chúng tôi vô cùng sung sướng khi thấy những ấp ủ chưa nói được thành lời thì giờ đ ây đồng chí đã nói.
Những điều đồng chí viết ra không phải trong xã hội ta thời gian qua ít người nhận thức được mà trái lại rất nhiều, từ những người nông dân cần cù chất phác tới những nhà trí thức và kể cả những người có vị trí cao trong xã hội đều nhận thấy...
Đồng chí cũng là một người dân bình thường trong chúng ta, chỉ là hạt cát trên sa mạc, nhưng hạt cát ấy (tức đồng chí) đã phát ra những ánh hào quang ngời sáng. Đồng chí đã không sống như những người bình thường khác thờ ơ và thiếu trách nhiệm trước thực trạng của Tổ quốc thân yêu".
Cổ vũ và khơi dậy niềm tin
Thầy giáo Nguyễn Mai Sơn- Hiệu trưởng, đại diện cho tập thể giáo v iên trường PTCS Cẩm Đông - thị xã Cẩm Phả - Quảng Ninh viết thư gửi đến báo:
"Bài thơ MXNB của Phạm Thị Xuân Khải đ ăng trên Tiền Phong số 12, ngày 25/3/1986 như một trái bom làm rung động toàn thể dư luận của cả nước. ở vùng công nghiệp mỏ chúng tôi, từ trẻ đến già, thi nhau chép bài thơ về cho gia đình và bàn luận. Nhiều nơi còn in lại để bán nữa...
Bài thơ là một tác phẩm hiện thực chọn lọc đóng góp vào nền vă n học hiện đại XHCN ngày nay, được dư luận hết sức đồng tình và ca ngợi".
Anh Lê Minh Vũ- Giáo viên dạy Văn trường THPT Cồn Tiên- Bến Hải- Bình Trị Thiên (nay thuộc Quảng Trị) thổ lộ: "Những vấn đề bạn nêu đang diễn ra hàng ngày mà ai cũng gặp, cũng biết nhưng với mức độ chỉ nhìn hoặc nghe thấy ở ngoài xã hội.
Thực tế đưa và o tác phẩm và được đăng trên báo thực sự mình cũng thấy hiếm". Anh Vũ rất muốn hiểu thêm về tác giả để có dịp giới thiệu với học sinh trong những giờ dạy Văn của mình.
Anh Trần Thiết Khải (ở Ba Đồn- Quảng Trạch- Bì nh Trị Thiên (nay thuộc Quảng Bình) gửi thư cho tác giả ngày 2/4/1986: Mình tình cờ đọc bài thơ "MXNB" của Xuân Khải trên tay một cụ già.
Ông bảo, đây thực sự là một tiếng bom. Tiếng bom của Khải đã chấn động, nhức nhối đến từng mao mạch của mình. Khải đã nói tiếng nói của quần chúng, thực sự tâm tư nguyện vọng của đông đảo mọi người, của thế hệ trẻ khát khao mơ ước.
Tiếng nói của Khải trên báo tăng thêm nguồn cổ vũ lớn lao cho thế hệ trẻ vươn tới làm chủ tương lai đất nước.
Đại diện cho tập thể sỹ quan 4C- 5039 ở Phú Khánh- Nha Trang-Khánh Hoà, bạn Trần Văn Tập viết th ư tay dài 4 trang. Thư gửi ngày 28/5/1986 có đoạn viết: "Bài thơ của chị đã làm xôn xao thanh niên ở trường chúng tôi trong vòng mấy tháng nay và hiện nay. Có thể nói, lớp trẻ chúng tôi nhất là những sỹ quan tương lai rất muốn được nhìn thấy chị và gần chị hơn để có thêm nghị lực và học hỏi ở chị nhiều điều…".
Có giá trị "Sự thật"
Ông Vũ Đức Trương- nguyê n Thiếu tá thẩm phán tòa án quân sự đã nghỉ hưu- đại diện cho 117 cán bộ hưu trí xã Khánh Lợi (Tam Điệp- Hà Nam Ninh (nay thuộc Ninh Bình). Trong thư gửi tác giả ngày 14/4/1986, ông Trương viết: "Nhiều người đã chép tay bài thơ của cháu và nhờ chú viết thư cảm ơn cháu - một thanh niên dám nói lên sự thật về xã hội hiện nay.
Tinh thần dũng cảm của cháu, các chú phải học tập. Chú đã viết thư gửi lên Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng và Bộ trưởng Thương binh - Xã hội để nêu các ý kiến về chính sách xã hội, chế độ lương cho người nghỉ hưu mà ở huyện, ở tỉnh chưa quan tâm đến".
Bác Nguyễn Châu Hường, 63 tuổi ở Vùng 6, thôn An Đông, thị trấn Bồng Sơn- Hoài Nhơn- Nghĩa Bình (nay thuộc Bình Định) tâm sự với Xuân Khải trong thư gửi ngày 15/6/1986: "Bài thơ của cháu có giá trị "Sự thật". Đó là những đ iều diễn ra trong suốt mấy năm qua mà chưa có ai đề cập đến. Nó thực sự có giá trị và gây tiếng vang hơn các bài thơ khác".
Bác Phan Vân - Nhóm Câu lạc bộ 2000, gồm nhiều cán bộ hưu trí ở TP. Hồ Chí Minh đã bày tỏ lòng khâm phục của người phụ nữ vượt hoàn cảnh khó khăn để học tập.
Ông viết: “Cô đã mạnh dạn đấu tranh trong phong trà o phê bình chuẩn bị cho ĐH Đảng. Và đã tìm được một phương pháp đấu tranh hay, có hiệu quả”.
Cùng chung suy nghĩ đ ó, bác Trần Quang Ngọc, cán bộ hưu trí 68 tuổi, lúc đó là Bí thư chi bộ Khối 6 (Đảng ủy phường Hoàng Văn Thụ - thị xã Lạng Sơn) bổ sung thêm: "Bài thơ của Xuân Khải gây cho tôi nhiều xúc động và suy nghĩ. Đồng thời chúng tôi tự hào về lớp trẻ, lớp kế cận đã và đang thay thế cha anh trong sự nghiệp trọng đại: Giữ nước và dựng nước...".
Tôi là một chiến sĩ, nay đọc báo Tiền Phong có đăng bài thơ "Mùa xuân nhớ Bác" của Phạm Thị Xuân Khải thấy phần nào tác giả đã nêu được tâm trạng của thanh niên lúc này trước các vấn đề của cuộc sống. Tác giả đã mạnh dạn vạch trần một số thói hư, tật xấu, bệnh quan liêu xa rời quần chúng của các phần tử thoái hóa, biến chất. Cám ơn báo đã dám đứng về phía công lý để đấu tranh chống các tệ nạn xã hội. Mong rằng báo Tiền Phong sẽ là một mũi nhọn cùng toàn dân, toàn quân vạch mặt, chặn đứng các tệ nạn đó, góp phần làm cho cuộc sống ngày càng tươi đẹp thêm.
Ngày 31/3/1986 Nguyễn Văn Hiếu (Bộ đội Phòng không - Không quân Hà Nội) |
|