Nơi công tác: Bộ môn Hoá Hữu cơ, Khoa Hoá, trường ĐH KHTN - ĐHQGHN.
Họ và tên: Nguyễn Thị Huệ
Sinh ngày: 26 - 11 - 1944
Nguyên quán: Xã Long hương, Huyện Tuy phong, Tỉnh Bình thuận.
Nơi công tác: Bộ môn Hoá Hữu cơ, Khoa Hoá, trường ĐH KHTN - ĐHQGHN.
Điện thoại: (Cq): 8253503;
(Nr): 6446155
I. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
- Năm 1968, tốt nghiệp khoa Hoá trường ĐHTH Hà Nội.
- Tháng 11/1977, Tiến sĩ tại trường ĐH Kỹ thuật Meseburg (CHDC Đức cũ).
- Năm 1991, Phó giáo sư.
II. HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC
A. Đề tài nhiên cứu:
1. Nghiên cứu qui trình sản xuất chất đóng rắn cho xí nghiệp Cánh kiến đỏ. Chủ trì đề tài (1979-1980).
2. Sản xuất chất tăng trọng cho Viện Thú y. Chủ trì đề tài (1982-1984).
3. Nghiên cứu qui trình sản xuấtvà sản xuất 200kg bột màu thái thanh la, 50kg bột màu suđan III. Công ty Hoá chất Đức Giang, 1984-1986. Chủ trì đề tài.
4. Tổng hợp một số chất màu azo và nghiên cứu ứng dụng làm thuốc thử hữu cơ. Đề tài khoa học cơ bản cấp Nhà nước, mã số 4.16.KT.04/1994, 1994. Chủ trì đề tài.
5. Tổng hợp một số dẫn xuất của chất màu Trioxiazobenzen. Đề tài khoa học cơ bản cấp Nhà nước, mã số 4.1.37.KT.04/1995, 1995. Chủ trì đề tài.
6. Tách axit xitric từ dịch lên men. Đề tài Khoa học cơ bản cấp Nhà nước, mã số KC-08-09, (1991-1995). Chủ đề mục.
7. Tổng hợp và nghiên cứu tính nhạy sáng của một số dẫn xuất octo naphtoquinondiazit. Đề tài Khoa học cơ bản cấp Nhà nước, mã số 5.1.24, (1996-1998). Chủ đề mục.
8. Nghiên cứu chế tử bảng in diazo dương dung trong kỹ nghệ in ốpét. Đề tài ký với Viện Kỹ thuật in, Bộ Văn hoá, (1996-1998). Chủ trì đề tài.
9. Nghiên cứu tách và chuyển hoá một số chất màu từ động thực vật nhiệt đới dùng cho công nghệ thực phẩm và dược phẩm. Đề tài khoa học cơ bản cấp Nhà nước, mã số 5.4.2/98, (1998-2000). Chủ đề mục.
10. Nghiên cứu điều chế các chất có hoạt tính sinh học và phân vi lượng từ vỏ tôm làm tăng năng xuất lúa và để giâm cành. Đề tài trọng điểm cấp ĐHQGHN, mã số QG. 97 - 08, (1997-1999). Chủ trì đề tài.
11. Sản xuất và cung ứng chể phẩm dinh dưỡng vi lượng QN1 để điều hoà sinh trưởng, làm tăng năng suất cây trồng. Dự án sản xuất thử cấp ĐHQGHN, mã số SXT.2/2000, (2001-2002). Chủ trì dự án.
12. Tổng hợp và khảo sát tính chất một số axylchitosan. Đề tài khoa học cơ bản cấp Nhà nước, mã số 512101 & 512604, (2003-2004). Chủ đề mục.
13. Nghiên cứu biến tính chitin và chitosan làm vật liệu phục vụ nông nghiệp và xử lý nước thải. Đề tài khoa học cơ bản cấp Nhà nước, mã số 510350, 2005. Chủ trì đề tài.
Ngoài ra, tham gia 02 đề tài cấp Nhà nước, mã số KC-06-08 (1992-1995), KC-02-17 (2003-2005).
B. Sách, giáo trình:
1. Đồng tác giả. Thực tập Hoá hữu cơ. Nxb ĐHQGHN, 1999.
2. Giáo trình. Hoá hữu cơ. Trường ĐH KHTH - ĐHQGHN.
3. Giáo trình. Hoá học các hợp chất màu hữu cơ. Trường ĐH KHTH - ĐHQGHN.
C. Bài viết/ báo cáo khoa học:
1. Viết chung. Nghiên cứu tính hấp thụ chọn lọc của các hợp chất có chứa nhóm chức OH và NO ở vị trí octo với nhau trong nhựa vòng càng. Tạp chí Hoá học, số 2/1975, tr. 21.
2. Viết chung. Die Umsetzung von aliphatischen Aminen mit Copolymeren des MSA. Acta Polymerica, số 30, 2/1979, tr. 21.
3. Viết chung. Tổng hợp và nghiên cứu tính chất một số dẫn xuất của chất màu 4-(2'- hidroxiphenylazo) rezocxin. Tạp chí Hoá học, 27, 2/1989, tr. 28. (CA.Vol.114/1991, 145425z).
4. Viết chung. Tổng hợp một số chất màu azorezocxin. Tạp chí Khoa học, trường ĐHTH Hà nội, số 4/1989, tr. 28.
5. Viết chung. Tổng hợp và nghiên cứu tính chất một số dẫn xuất của chất màu 4-(2'-hidroxiphenylazo) rezocxin có nhóm thế brom cố định trong nhân rezocxin và các nhóm thế khác nhau trong nhân phenol. Tạp chí Khoa học, trường ĐHTH Hà Nội, số 4/1990, tr. 5.
6. Viết chung. Xác định vi lượng Mo trong lượng lớn W.I- Xác định vi lượng Mo trên nền W bằng cacs chiết phức của nó với TOAB từ môi trường nước - axeton. Tạp chí Hoá học, số 28, tháng 3/1990, tr. 31.
7. Viết chung. Tổng hợp và nghiên cứu tính chất một số dẫn xuất của chất màu 4-(2'-hidroxiphenylazo) rezocxin có nhóm thế -COOCH3 cố định trong nhân rezocxin và các nhóm thế khác nhau trong nhân phenol. Tạp chí Khoa học, trường ĐHTH Hà nội, 1/1991, tr. 40.
8. Về sự biến đổi tính axit của các dẫn xuất thế của Troxiazobezen. Tạp chí Hoá học, số 29, 1/1991, tr. 25. (CA. Vol. 117 /1992, 111055ê).
9. Viết chung. Nghiên cứu giữa các dẫn xuất halogen của Trioxiazobenzen với H2O2 dưới tác dụng của xúc tác Mn(II) và khả năng ứng dụng vào hoá Phân tích. Tạp chí Khoa học, trường ĐHTH Hà Nội, 1/1991, tr. 49.
10. Viết chung. Xác định vi lượng Mo trong lượng lớn W.I- Xác định vi lượng Mo trong lượng lớn W bằng cách chiết phức của nó với Cl-TOAB bằng hổn hợp dietylete 10% trong bezen. Tạp chí Hoá học, số 29, 1/1991, tr. 23. (CA. Vol. 117/1992, 103108e).
11. Viết chung. Nghiên cứu ứng dụng phản ứng giữa các dẫn xuất halogen của TOAB với H2O2 có Mn(II) xúc tác để xác quang động học của ion này. Tạp chí Hoá học, số 29, tr. 6.
12. Viết chung. Bậc phản ứng riêng theo thành phần Mn(II) và cơ chế xúc tác của nó trong phản ứng giửa TOAB hoặc dẫn xuất thế halogen, với H2O2 có mặt ion Mn(II). Tạp chí Hoá học, số 30, 2/1992, tr. 23. (CA. Vol. 119/1993, 249368c).
13. Viết chung. Xác định vi lượng Mo trong lượng lớn W.III- Xác định vi lượng Mo trong lượng lớn W bằng cách chiết phức Mo (VI) - Cl-TOAB từ môi trường axit axetic 1:1. Tạp chí Hoá học, số 30, 3/1992, 44. (CA. Vol. 118/1993, 2043109x).
14. Viết chung. Về ảnh hưởng của các ion kim loại khác đến phép đo quang động học xác định mangan theo phản ứng của Cl-TOAB với H2O2 và Mn(II). Tạp chí Hoá học, số 31, 1/1993, tr.5. (CA. Vol. 124/1996, 131474p).
15. Tổng hợp và nghiên cứu tính chất của các dẫn xuất của Trioxiazoben-zen. Tóm tắt báo cáo, Hội nghị Hoá học Toàn quốc lần II - Hà Nội, 12/1993, tr. 319.
16. Viết chung. Xác định độ nhạy sáng tương đối của các naphtoquinondiazit. Tạp chí Hoá học, số 33, 2/1995, tr. 29. (CA. Vol. 124/1996, 274207k).
17. Viết chung. Ảnh hưởng của cấu trúc phân tử đến tính nhạy sángcủa các octo – naphtoquinondiazit.I - ảnh hưởng của vị trí nhóm diazit. Tạp chí Hoá học, số 34, tháng 4/1996, tr. 34.
18. Nghiên cứu tách thịt tôm khỏi vỏ tôm của phế liệu tôm đông lạnh. Tuyển tập các công trình Khoa học, Hội nghị Khoa học trường ĐH KHTN - ĐHQGHN, tháng 4/1998, tr. 153.
19. Viết chung. Nghiên cứu điều chế D-Glucosamin hidroclorua từ vỏ tôm phế thải. Tuyển tập báo cáo, Hội nghị Hoá học toàn quốc lần III, Hà Nội, tháng 10/1998, Tập I, tr. 138.
20. Viết chung. Nghiên cứu sự tạo phức của axit cacminic với Fe(III) và khả năng ứng dụng. Tuyển tập các công trình KH và CN Hoá Hữu cơ, Hội nghị toàn quốc lần I, Qui nhơn, 9/1999, tr. 271.
21. Viết chung. Nghiên cứu sử dụng phân vi lượng từ chitin để làm tăng năng suất lúa lai. Tuyển tập các công trình khoa học, Hội nghị khoa học trường ĐH KHTN - ĐHQGHN, 11/2000, tr. 198.
22. Viết chung. Nghiên cứu phản ứng thuỷ phân chitin bằng axit clohidric. Tuyển tập các công trình KH - Kỷ niệm 45 năm ngày thành lập Khoa Hoá học, trường ĐHTH Hà Nội, (1956-2001), tr. 67.
23. Viết chung. Nghiên cứu tác dụng của các chất có hoạt tính sinh học cao từ chitin đối với sự nẩy mầm của thóc giống. Tạp chí Hoá học, T.39, số 3/2001, tr. 23.
24. Viết chung. Nghiên cứu sử dụng phân vi lượng từ chitin làm tăng năng suất lúa. Tạp chí Hoá học, T.39, số 4/2001, tr. 6-9.
25. Viết chung. Nghiên cứu tác dụng của các chất điều hoà sinh trưởng từ chitin đối với giâm cành. Tạp chí Hoá học, T.40, số 1/2002, tr. 1-5.
26. Viết chung. Nghiên cứu phản ứng thuỷ phân chitin bằng axit photphoric. Tuyển tập báo cáo, Hội nghị Hoá học toàn quốc lần IV, Hà Nội, 10/2003, tr. 34.
27. Viết chung. Nghiên cứu thuỷ phân chitosan bằng axit photphoric. Tạp chí Khoa học - Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, T.XX, N01 AP, 2004, tr.91-96.
28. Viết chung. Tổng hợp một số aryl- axylchitosan. Tạp chí Hoá học và ứng dụng, 11(47)/2005, tr. 24-27.
29. Viết chung. Nghiên cứu phản ứng thuỷ phân chitosan bằng axit hữu cơ. Tuyển tập các công trình Hội nghị KHCN Hoá Hữu cơ Toàn quốc lần III, 11/2005, tr. 210-213.
30. Viết chung. Nghiên cứu phản ứng thuỷ phân chitosan bằng axit focmic và axit axetic. Tuyển tập các công trình Hội nghị KHCN Hoá Hữu cơ Toàn quốc lần III, 11/2005, tr. 214-221.
D. Hướng dẫn Thạc sĩ, Tiến sĩ :
- Số lưọng Thạc sĩ hướng dẫn: 02 người
- Số lượng Tiến sĩ hướng dẫn: 01 người
III. GIẢI THƯỜNG, BẰNG KHEN
- Huân chương Lao động Hạng III (835/2005/QĐ/CTN ngày 03 tháng 8 năm 2005).
- Huy chương “Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất”
- Huy chương “Vì sự nghiệp Giáo dục”
- Huy chương “Vì sự nghiệp KHCN”
- Huy chương “Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức Công đoàn”
- Bằng khen Thủ tướng chính phủ ngày 17 / 11 / 2003
- Bằng khen cấp Bộ (1981, 1991)
- Bằng khen của Uỷ ban Nhân dân Hà nội (20/11/1982)
- Bằng khen ĐHQGHN (20/10/1999)
- Chiến sĩ thi đua (1981, 1982)
- Cán bộ giảng dạy giỏi (2001)
- Bằng khen Tổng liên đoàn Việt nam (1980, 1991, 1993)
- Bằng khen Công đoàn Ngành Giáo dục và Đào tạo.
- Là thành viên của tập thể được nhận giải thưởng Kovalepxkaia (1994).
IV. CHỨC VỤ QUẢN LÝ
- Phó chủ nhiệm Bộ môn Hoá Hữu cơ.
- Đảng uỷ viên Đảng uỷ trường ĐHTH Hà Nội.
- Uỷ viên BCH Công đoàn Ngành Giáo dục và Đào tạo.
- Chủ tịch Công đoàn trường ĐHTH Hà Nội.
|