Trang chủ ĐHQGHN |   Trang nhất
 
Ngày 14 Tháng 9 Năm 2024    Số người truy cập: 1100655
Theo dòng lịch sử 100 năm
- Lịch sử Đại học Quốc gia Hà Nội
- Thành tựu 100 năm
Tin tức & Sự kiện
Các hoạt động kỷ niệm 100 năm
- Kỷ niệm 50 năm Trường Đại học Khoa học tự nhiên
Con người & Sự kiện
- 100 chân dung - Một Thế kỷ Đại học Quốc gia Hà Nội
- Chân dung Nhà giáo
- Những gương mặt trẻ tiêu biểu
Tư liệu
Diễn đàn Hà Nội về GDĐH Thế kỷ XXI
Hướng dẫn đăng ký cựu sinh viên, cán bộ và đăng nhập diễn đàn
Tâm sự về ngôi trường 100 tuổi
 
Hoàng Văn Y và câu chuyện đau xé lòng của một linh hồn trai trẻ
Di ảnh Hoàng Văn Y

Hoàng Văn Y là một người con của xã Xuân Quang, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.

Một người con ngoan, thông minh học giỏi, một người con đặc biệt - niềm hy vọng của một gia đình nông dân vùng trung du Bắc bộ. Một người bạn thân yêu của K15 ngày ấy, gương mặt còn măng sữa, hồn nhiên trong sáng còn đọng mãi trong tâm trí các bạn bè K15 đã lên đường nhập ngũ ngày 6/9/1971 và chỉ 11 tháng sau đã ngã xuống cùng Thạc khi hai bạn đang cùng nhau làm nhiệm vụ, ngày 30/7/1972. Y bị mảnh pháo xuyên vào vùng ngực phải và được đưa về cấp cứu tại Trạm phẫu tiểu đoàn rồi được chuyển tiếp về Trạm phẫu trung đoàn và thật không may tại đây Y lại trúng bom B52 và hy sinh ngày 1/8/1972.
Đêm 30/7/1972, người anh cả của Y, khi đó còn đang là giáo viên tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đã nằm mơ thấy em trai mình về nói: - Anh ơi, em bị thương ở ngực phải, đau quá. Tỉnh dậy anh bàng hoàng và mơ hồ cảm nhận về một điều đau xót nào đó đã xảy ra với em trai mình.

Sau đó anh cũng nhập ngũ và vào chiến trường. Khi chiến tranh chưa kết thúc, anh không thể có điều kiện tìm em mình. Sau ngày đất nước thống nhất anh vẫn còn trong quân ngũ và đi liên miên nên mãi đến năm 1994 mới có thời gian đi tìm em. Cùng đi với anh còn có một người cháu gọi Y là chú.

Dù lúc đó là một cán bộ quân đội cấp cao, được sự giúp đỡ rất tận tình của các đơn vị quân đội và địa phương, anh cùng người cháu đã quần đi quần lại khu vực Bắc Quảng Trị mà mãi vẫn chưa tìm được mộ em mình mà theo dự đoán đã được quy tập vào một nghĩa trang nào đó. Nếu đã từng vào Quảng Trị, bạn chắc chắn sẽ hiểu ngay những khó khăn của việc tìm kiếm đó. Vùng đất Quảng Trị khốc liệt mênh mông cát trắng trong chiến tranh ấy, bạt ngàn nghĩa trang liệt sỹ.

Một đêm, anh và người cháu dừng lại nghỉ trong một đơn vị quân đội và bật thức dậy vì một giấc mơ kỳ lạ. "Y đến bên anh, vẫn trắng trẻo măng sữa tuổi hai mươi và nói: - Anh ơi, anh đưa em về với, em nhớ thày u quá. - Anh đi tìm em đây mà, anh đi tìm để đưa em về với gia đình đây mà, nhưng anh đã tìm mãi mà chưa thấy em. Em ở đâu thì nói rõ để anh biết lối tìm em. Y trong giấc mơ của người anh hay là linh hồn Y đã mô tả một số dấu hiệu của một nghĩa trang và nói - Em nằm ở hàng thứ ba, ngôi thứ 10. Bật dậy sau giấc mơ, lúc đó mới 3 giờ sáng, anh đi tìm mấy chiến sỹ của đơn vị và kể lại câu chuyện, những người chiến sỹ ấy nói ngay tên của một nghĩa trang cách đó khoảng 18 cây số. Người cháu cũng đã dậy từ lúc nào và kể lại cùng giấc mơ như người anh của Y với một chi tiết bổ sung: mộ của Y có cao hơn các ngôi mộ xung quanh một chút.

Tất cả cùng lên đường đến nghĩa trang đó và đánh thức đơn vị quản trang lúc còn mờ tối. Yêu cầu xem bản đồ mộ chí, anh lặng người thấy tên Hoàng Văn Y đúng ở ngôi thứ 10, hàng thứ 3. Nhưng đến lúc ra thực địa, đến thẳng ngôi mộ thứ 10 soi đèn đọc, lại thấy tên một liệt sỹ khác. Chợt nhớ ra rằng nghĩa trang đang trong giai đoạn sửa sang nâng cấp nên anh hỏi lại có sự di chuyển nào không trong những ngày qua và được biết do sắp xếp lại nên hai ngôi mộ đầu hàng vừa mới được chuyển đi sang hàng khác. Vậy ngôi mộ thứ 8 trở thành ngôi thứ 10! Bia mang tên liệt sỹ Hoàng Văn Y. Xem xét kỹ anh thấy đúng là ngôi mộ của Y có cao hơn những ngôi khác một chút.
Sau đó di cốt của Y đã được đưa về yên nghỉ trên ngọn đồi chan hòa ánh nắng và mướt màu cây xanh phía sau nhà anh.

 

Hải Nam [100 Years-VietNam National University,HaNoi]
Các bài liên quan
» Nhớ lại những ngày đầu gian khó
» Cô nữ sinh Văn khoa và bài thơ gây chấn động dư luận 20 năm trước…
» Từ bài thơ gây chấn động dư luận và “đêm trước đổi mới”
» Thắp sáng ngọn lửa tuổi hai mươi
» Hai thế hệ tuổi hai mươi
» Không có buổi học cuối cùng
» Thi đua ngày ấy (trích Nhật ký “Một ngày nhớ mãi”)
» Nước non Cao Bằng - Đường lên Việt Bắc
» Tìm nguồn
» Đã có một làng đại học như thế
» “Vệ túm” - kỷ niệm không thể nào quên
» Nhớ về đồng đội
» Hoàng hôn Đồng Lộc
» Bài học ngày ra trận
» Nước mắt và nụ cười
 Tin tức qua ảnh
 Tiêu điểm
 Các liên kết
 Thư viện ảnh

Copyright 2004-2024 Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin toà soạn
Địa chỉ : 144 - Đường Xuân Thủy - Cầu Giấy - Hà Nội.    Email : bantin@vnu.edu.vn