Nơi công tác: Trưởng phòng Công nghệ Protein - Enzyme, Trung tâm Công nghệ Sinh học, ĐHQGHN.
Họ và tên: Nguyễn Huỳnh Minh Quyên
Sinh ngày: 17 - 12 - 1968
Nguyên quán: Thanh Chương, Nghệ An
Nơi ở hiện nay: 68/53/18/7 Cầu Giấy, phường Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội.
Điện thoại: (Cq) 7547694
I. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
-
Năm 1992, tốt nghiệp Khoa Sinh, trường ĐHTH Hà Nội.
-
Năm 1999, Tiến sĩ trường ĐH KHTN - ĐHQGHN, chuyên ngành Hóa sinh.
II. HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC
A. Đề tài nghiên cứu:
-
Nghiên cứu đa dạng nguồn gen nấm Linh chi (Ganodermaceae) bằng các kỹ thuật sinh học phân tử kết hợp với các phương pháp di truyền truyền thống. Đề tài NCCB cấp Nhà nước, (2003-2005). Chủ trì đề tài.
-
Nghiên cứu sản xuất lipase từ vi sinh vật. Đề tài cấp ĐHQGHN, (2005-2006). Chủ trì đề tài.
Ngoài ra, tham gia 02 đề tài NCCB cấp Nhà nước (2001-2003), (2004-2005), 01 đề tài độc lập cấp Nhà nước (2002-2003), 01 đề tài thuộc chương trình Công nghệ sinh học cấp Nhà nước, mã số: KC-04-34 (2004-2006), 01 đề tài trọng điểm của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2004-2006).
B. Hội thảo, hội nghị khoa học:
-
Năm 1994, tham dự Hội nghị Khoa học toàn quốc lần III “Công nghệ Sinh học, Hóa sinh trong sản xuất và đời sống”, tại Hà Nội.
-
Ngày 16-27/2/1998, tham dự lớp Tập huấn “Các ứng dụng của kỹ thuật di truyền trong Nông nghiệp” tổ chức tại Viện Quốc gia Công nghệ Sinh học và Kỹ thuật di truyền (NIBGE), Faisalabad, Pakistan.
-
Ngày 1/10-30/11/1999, tham dự khóa đạo tạo ngắn hạn về các kỹ thuật nghiên cứu protein tại Khoa Di truyền, ĐHTH Gent, Bỉ (do UNESCO tài trợ).
-
Ngày 12-23/11/2002, tham dự chương trình tập huấn quốc gia về kỹ thuật đánh dấu phân tử để cải thiện lúa gạo, tại Ômôn, Cần Thơ, do Tổ chức năng lượng nguyên tử Quốc tế tài trợ.
-
Ngày 17-20/7/2003, tham gia Hội nghị BioThailand: Công nghệ sự sống, tổ chức tại PEACH, Pattaya, Thái lan.
-
Ngày 20/11-1/12/2003, tham quan khoa học tại Bộ môn Công nghệ vi sinh, Viện Công nghiệp thực phẩm Hinchu, Đài loan.
-
Ngày 12/7-12/11/2004, thực tập khoa học tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển lúa, Bộ nông nghiệp Hoa kỳ, Beaumont, Texas, Hoa kỳ do Tổ chức năng lượng nguyên tử quốc tế đài thọ.
C. Sách, giáo trình:
-
Viết chung. Từ điển Sinh học tối thiểu, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2000.
D. Báo cáo, bài viết khoa học:
-
Viết chung. Preliminary data of trypsin inhibitors (TIs) from squash seeds of Vietnam. Program and Abstract of 10th FAOBMB Symposium on Proteinase Research. P.III-21, 1993.
-
Viết chung. Sự phân bố của các chất kìm hãm tripxin ở cây mướp (Luffa cylindrica Roem). Tạp chí Sinh học 15(4)/1993, tr. 70-74.
-
Viết chung. Distribution of trypsin inhibitors in loofah (Luffa cylindrica Roem) and pumpkin (Cucurbita pepo L.). Proceeding of 11th FAOBMB Symposium. Public Company Ltd. Thailand, 1994, p. 399-405.
-
Viết chung. So sánh các chất kìm hãm tripxin (TI) ở hạt mướp 30 ngày tuổi và hạt mướp khô. Tạp chí Sinh học 18(4)/1996, tr. 26-35.
-
Viết chung. So sánh sự biến đổi các chất kìm hãm tripxin (TI) trong quá trình phát triển của hạt mướp hương (Luffa cylindrica Roem), mướp ta (Luffa acutangula Roxb) và mướp ấn độ (Coccina indica). Tạp chí Khoa học, ĐHQGHN, KHKT T. XIII, No3,1997, tr. 20-27.
-
Viết chung. Proteinase, Protein Proteinase inhibitor (PPI) and burn inflamation. 12th FAOBM Congress Tokushima, Japan, July 29-3, 1997. Abstracts S-3-19, 1997.
-
Viết chung. Sử dụng kỹ thuật in vitro để nhân nhanh cây actiso (Cynara scolymus L.). Tuyển tập báo cáo Hội nghị Sinh học quốc tế, 2-5/7/ 2001, Tập 2, tr. 491-496.
-
Viết chung. ảnh hưởng của độ ẩm lên khả năng nảy mầm của hạt lúa sau chiếu xạ. Tạp chí Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Số 8/2001, tr.347-348.
-
Viết chung. Nghiên cứu nâng cao tấn suất tạo callus và tái sinh cây bằng bổ sung các thành phần axit amin trong nuôi cấy noãn ngô. Di truyền và ứng dụng, tháng 1/2002, tr. 6-11.
-
Viết chung. Bước đầu phân tích một số thành phần hóa học, hoạt tính sinh học và tác dụng điều trị bệnh tăng huyết áp của một số chủng nấm Linh chi. Di truyền và ứng dụng, tháng 1/2002, tr. 11-17.
-
Viết chung. Bước đầu nghiên cứu một số thành phần hóa học, hoạt tính sinh học và marker phân tử của một số chủng nấm Linh chi. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tháng 7/2002, tr. 574-576.
-
Viết chung. Kết quả nghiên cứu công nghệ nuôi trồng nấm linh chi trên bã mía. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tháng 7/2002, tr. 577-580.
-
Viết chung. Nghiên cứu một số đặc điểm trong nuôi cấy hệ sợi của một số chủng giống nấm Linh chi (Ganoderma). Thông tin Công nghệ Sinh học ứng dụng, 3+4/2002, tr. 19-26.
-
Viết chung. Sử dụng marker phân tử RAPD đánh giá tính đa dạng di truyền của một số chủng nấm linh chi (Ganoderma). Tuyển tập báo cáo khoa học Hội nghị toàn quốc lần II, NCCB trong sinh học, nông nghiệp, y học, Huế 25-26/7/2003, tr. 990-993.
-
Viết chung. Nghiên cứu sự đa dạng về hình thái quả thể và so sánh thành phần hóa sinh cơ bản của một số chủng linh chi. Tuyển tập báo cáo khoa học Hội nghị toàn quốc lần II, NCCB trong sinh học, nông nghiệp, y học, Huế 25-26/7/2003, tr. 994-998.
-
Viết chung. Kết quả bước đầu trong nghiên cứu đánh giá, tuyển chọn và thử nghiệm nuôi trồng nấm Hầu thủ (Hericium erinaceum). Tuyển tập báo cáo Hội nghị Công nghệ Sinh học toàn quốc 2003, tr. 136-139.
-
Viết chung. Sử dụng chỉ thị phân tử SSR để nghiên cứu đa dạng di truyền và dự đoán ưu thế lai của một số dòng ngô (Zea mays L.). Tuyển tập báo có Hội nghị “Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống”, Thái Nguyên, 23/9/2004, tr. 365-369.
-
Viết chung. Bước đầu nghiên cứu tốc độ sinh trưởng, hàm lượng protein, hoạt độ một số enzyme thủy phân và so sánh các phương pháp tách chiết ADN từ hệ sợi một số chủng nấm Linh Chi (Ganoderma lucidum). Tuyển tập báo cáo Hội nghị “Những vấn đề NCCB trong khoa học sự sống”, Thái Nguyên, 23/9/2004, tr. 583-587.
-
Viết chung. Phân tích đa hình di truyền của tập đoàn nấm Linh chi (Ganoderma) ở mức phân tử nhằm phục vụ công tác tuyển chọn và phân loại giống nấm. Tuyển tập báo cáo khoa học Hội nghị: “Những vấn đề NCCB trong khoa học sự sống”, Đại học Y Hà Nội 3/11/2005, tr. 1258-1261.
-
Viết chung. Phân tích đa dạng di truyền bằng kỹ thuật RAPD và so sánh đặc điểm hình thái quả thể của một số chủng nấm sò (Pleurotus spp.). Tuyển tập báo cáo khoa học Hội nghị: “Những vấn đề NCCB trong khoa học sự sống”, Đại học Y Hà Nội 3/11/2005, tr. 1438-1441.
|