Trang chủ ĐHQGHN |   Trang nhất
 
Ngày 28 Tháng 3 Năm 2024    Số người truy cập: 960031
Theo dòng lịch sử 100 năm
- Lịch sử Đại học Quốc gia Hà Nội
- Thành tựu 100 năm
Tin tức & Sự kiện
Các hoạt động kỷ niệm 100 năm
- Kỷ niệm 50 năm Trường Đại học Khoa học tự nhiên
Con người & Sự kiện
- 100 chân dung - Một Thế kỷ Đại học Quốc gia Hà Nội
- Chân dung Nhà giáo
- Những gương mặt trẻ tiêu biểu
Tư liệu
Diễn đàn Hà Nội về GDĐH Thế kỷ XXI
Hướng dẫn đăng ký cựu sinh viên, cán bộ và đăng nhập diễn đàn
Tâm sự về ngôi trường 100 tuổi
 
GS.TS Nguyễn Thị Kim Ngân

Nơi công tác: Khoa Sinh, trường ĐH KHTN - ĐHQGHN.

Họ và tên: Nguyễn Thị Kim Ngân

Sinh ngày: 6 - 10 - 1941

Nguyên quán: Ninh Giang, Gia Khánh, Ninh Bình

Nơi ở hiện nay: 173 Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội,

Nơi công tác: Khoa Sinh, trường ĐH KHTN - ĐHQGHN.

Điện thoại: (Cq) 8588856; (Nr) 8210405

I. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO

- Năm 1966, Tốt nghiệp Đại học ở Liên Xô cũ.

- Năm 1976, Tiến sĩ ở Tiệp Khắc.

- Năm 1991, Phó giáo sư

- Năm 2001, Giáo sư

II. HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC

A. Đề tài nghiên cứu:

1. Nghiên cứu sự thay đổi cấu trúc của axit nucleic và tính thấm màng hồng cầu của các đối tượng bị nhiễm ký sinh trùng sốt rét. Đề tài cấp Bộ, mã số: B11, (1981-1985). Chủ trì đề tài.

2. Thăm dò khả năng bảo vệ phóng xạ của một số dược liệu Việt Nam. Đề tài cấp Bộ, mã số B91-05-34, (1991-1993). Chủ trì đề tài.

3. Nghiên cứu một số tính chất vật lý của các đại phân tử sinh vật và tế bào của các đối tượng được uống các chất bảo vệ phóng xạ trước khi bị chiếu xạ. Đề tài nghiên cứu cơ bản, mã số/ KT04-05-02-12, (1994-1995). Chủ trì đề tài.

4. Cấu trúc của tế bào và axit nucleic của các đối tượng chịu ảnh hưởng của các tác nhân vật lý và được điều trị bằng một số chất có hoạt tính sinh học. Đề tài nghiên cứu cơ bản, (1996-1997). Chủ trì đề tài.

5. Nghiên cứu tác dụng của một số chất có hoạt tính sinh học lên đối tượng chịu tác động của các tác nhân vật lý. Đề tài ngiên cứu cơ bản, mã số/ 6.4.6.98, (1998-1999). Chủ trì đề tài.

6. Thăm dò khả năng bảo vệ phóng xạ của Nấm Linh chi lên siêu cấu trúc của tế bào chuột nhắt trắng Swiss. Đề tài nghiên cứu cơ bản, mã số/ 6.4.6.98, (1999-2000). Chủ trì đề tài.

7. Khả năng bảo vệ phóng xạ của một số dược liệu Việt Nam. Đề tài nghiên cứu cơ bản, mã số/ 64.10.01, (2001-2003). Chủ trì đề tài.

8. Nghiên cứu khả năng bảo vệ phóng xạ của một số dược liệu Việt Nam. Đề tài nghiên cứu cơ bản, mã số/ 64.23.04, (2004-2005). Chủ trì đề tài.

B. Sách, giáo trình:

1. Bài giảng Lý sinh. Nxb Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, 1993, 116 tr.

2. Thực tập lý sinh. Nxb Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, 1993, 35 tr.

3. Lý sinh học. Nxb ĐHQGHN, 1999, tái bản lần II, III vào (2001 - 2004), 236 tr.

4. Viết chung. Sinh học phóng xạ. Nxb ĐHQGHN, 2004, 205 tr.

5. Viết chung. Lý sinh học. Nxb Sư phạm Hà Nội, 226 tr.

6. Viết chung. Thực hành lý sinh. Nxb Sư phạm Hà Nội, 82 tr.

C. Bài viết, báo cáo khoa học:

1. Viết chung. Ảnh hưởng của môi trường lên kích thích và dạng của phân tử Axít polimetacrilic. Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô. Tạp chí cao phân tử, 1968.

2. Viết chung. Tác dụng của dầu gấc trong việc bảo vệ phóng xạ. Tạp chí Khoa học Đại học Tổng hợp Hà Nội, số 1/1992, tr.35-37.

3. Hàm lượng axit nucleic của gan và Dzeta điện thế hồng cầu của chuột nhắt trắng bị nhiễm kí sinh trùng sốt ré plasmodium berghei. Tạp chí Sinh học, 1993, tr. 27-32.

4. Viết chung. Tác dụng của Gacavit trong việc bảo vệ phóng xạ. Tổng hội Tổng hội Y dược học Việt Nam, 1993, tr.
83-88.

5. Viết chung. Thăm dò khả năng chống phóng xạ của Cepharanthin. Tạp chí Di truyền học và ứng dụng, số 1/1993, tr. 36-38.

6. Viết chung. Hàm lượng Axít nucleic trong gan và Dzeta điện thế hồng cầu của chuột nhắt trắng Swiss được tiêm Catechin trước khi chiếu xạ. Tạp chí Di chuyền học và ứng dụng, số 3/1993, tr.7-9.

7. Viết chung. Tác dụng của cao vich trong việc bảo vệ phóng xạ. Y học Việt Nam, 1993, tr. 82-88.

8. Viết chung. ảnh hưởng của bức xạ ion hoá đến sự biến đổi hình thái mô tế bào của chuột trắng Swiss. Tạp chí Di truyền học và ứng dụng, số 2/1994, tr.7-9.

9. Viết chung. Sự thay đổi cấu trúc ở tế bào dòng tinh chuột nhắt trắng dòng Swiss dưới tác động của bức xạ ion hoá liều thấp. Tạp chí Vệ sinh phòng dịch, số 4 (24)/1995, tr.38-44.

10. Viết chung. Siêu cấu trúc của tế bào gan chuột nhắt trắng Swiss dưới tác động của bức xạ ion hoá. Di truyền học và ứng dụng, số 4, tháng 4/1995, tr.9-12.

11. Nghiên cứu hình thái và siêu cấu trúc của tế bào vi khuẩn azosprillum braislence bằng phươngpháp hiển vi điện tử. Tạp chí Sinh học, 19(2), tháng 6/1997, tr.15-18.

12. Viết chung. Siêu cấu trúc của tế bào niêm mạc dạ dày ở bệnh nhân bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn Helicobacter-pylori(HP) được điều trị bằng Losec và kháng sinh. Tạp chí Sinh học, 19(2), tháng 6/1997, tr.85-87.

13. Nghiên cứu hình thái siêu cấu trúc của tế bào vi khuẩn Bacillus thringiensis. Tạp chí Di truyền học và ứng dụng, 1997, tr.26-29.

14. Viết chung. Thăm dò khả năng bảo vệ phóng xạ của bột nấm linh chi lên tinh hoàn chuột nhắt trắng Swiss bị chiếu xạ. Tạp chí Sinh học 21(1b), tháng 3/1999, tr.190-193.

15. Viết chung. Thăm dò khả năng bảo vệ phóng xạ của bột nấm linh chi đối với máu ngoại vi chuột nhắt trắng Swiss. Tạp chí Sinh học, 21(1b), tháng 3/1999, tr.185-189.

16. Viết chung. Tác dụng bảo vệ phóng xạ của chế phẩm linh chi đối với máu ngoại vi chuột nhắt trắng bị chiếu tia gamma. Tạp chí Sinh học, tháng 3/1999, tr.194-198.

17. Viết chung. Nghiên cứu khả năng bảo vệ phóng xạ của nấm Linh chi đối với tế bào gan của chuột trắng Swiss. Hội nghị Khoa Học Việt Nam - Nhật Bản lần III về “ứng dụng Hiển vi điện tử trong Sinh học và Y học”, Hà Nội, 1999, tr.34-40.

18. Viết chung. Tác dụng bảo vệ phóng xạ của nấm linh chi lên chuột trắng Swiss. Trong “Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong Sinh học”. Báo cáo khoa học hội nghị Khoa Học Quốc gia. Nxb ĐHQGHN, 2000, tr.419.

19. Viết chung. Nghiên cứu cấu trúc hiển vi một số loài tế bào chuột trắng Swiss dưới tác dụng của bức xạ ion hoá và khả năng bảo vệ phóng xạ của nấm linh chi. Trong: “Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong Sinh học”. Báo cáo khoa học hội nghị Khoa Học Quốc gia: Nxb ĐHQGHN, 2000.

20. Viết chung. Nghiên cứu cấu trúc hiển vi và siêu hiển vi một số loại tế bào chuột nhắt trắng dòng Swiss dưới tác động của bức xạ ion hoá và khả năng bảo vệ phóng xạ của nấm Linh chi. Trong “Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong Sinh học”. Báo cáo Khoa Học Hội nghị Sinh học Quốc gia. Nxb ĐHQGHN, tr.62.

21. Viết chung. Nghiên cứu tác dụng của bột Linh chi đến hoạt tính một số enzyme của máu ngoại vi chuột trắng Swiss khi chiếu xạ tia gamma. Tạp chí ĐHQGHN, 2001, tr.122-128.

22. Viết chung. Tác động của bột Linh chi tới nồng độ Malonic dialdehit và nồng độ nhóm SH. Tạp chí Di truyền học và ứng dụng, 2002, tr.18-20.

23. Viết chung. Xác định yếu tố giảm liều lượng của mật gấu đối với chuột trắng dòng Swiss. “Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong Khoa học sự Sống”, Huế, 2003, tr.444-445.

24. Viết chung. Tác dụng của mật gấu lên cáccơ quan miễn dịch và tinh hoàn của chuột trắng dòng Swiss bị chiếu xạ. Trong “Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong Khoa Học sự Sống”. Báo cáo Khoa học Hội nghị toàn Quốc lần II Nghiên cứu cơ bản trong Sinh học, Nông nghiệp, Y học, Huế, 2003, tr. 446-448.

25. Viết chung. Những tổn thương của phổi trên hiển vi quang học và hiển vi điện tử trong bệnh bụi phổi. Trong “Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong Khoa Học sự Sống”. Báo cáo Khoa học hội nghị toàn Quốc lần II Nghiên cứu cơ bản trong Sinh học, Nông nghiệp, Y học, Hà Nội, 2003, tr.471-473.

26. Viết chung. Sự thay đổi cấu trúc và siêu cấu trúc của mô lách chuột được uống mật gấu trước khi chiếu xạ. Tạp chí Khoa Học, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ -ĐHQGHN, 2004, tr.151-155.

27. Viết chung. Tác dụng của mật gấu lên cấu trúc và siêu cấu trúc của mô tinh hoàn chuột trắng Swiss bị chiếu xạ. Trong “Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong Khoa Học sự sống”. Báo cáo Khoa học hội nghị toàn Quốc lần II Nghiên cứu cơ bản trong Sinh học, Y học, 2004, tr.109-111.

28. Viết chung. Nghiên cứu sự thay đổi số lượng, thể tích trung bình hồng cầu và cấu trúc siêu vi bề mặt của hồng cầu chuột được uống mật gấu trước khi bị chiếu xạ. Trong “Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong Khoa học Sự sống”. Báo cáo Hội nghị toàn Quốc, Hà Nội, 2005, tr.667-669.

29. Viết chung. Tác dụng của mật gấu lên cấu trúc của gan chuột trắng bị chiếu xạ. Trong “Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong Khoa học Sự sống”. Báo cáo Khoa học Hội nghị toàn Quốc, Hà Nội, 2005, tr.364-365.

D. Hướng dẫn Thạc sĩ, Tiến sĩ:

- Số lượng Thạc sĩ hướng dẫn: 10 người.

- Số lượng Tiến sĩ hướng dẫn: 05 người

III. BẰNG KHEN VÀ GIẢI THƯỞNG

- Huy chương lao động hạng II, (1982) .

- Huy chương vì sự nghiệp giáo dục và đào tạo, (1997).

- Huy chương vì sự nghiệp Công đoàn, (1998).

- Huy chương vì sự nghiệp Khoa học Công nghệ, (1998).

- Bằng khen của thủ tướng chính phủ, (1998).

- Bằng khen của thành uỷ Hà Nội, (1998).

- Huy chương vì sự tiến bộ của phụ nữ, (1999).

- Huân chương lao động hạng III, (2002).

- 03 bằng khen của Bộ Giáo dục và đào tạo, (1996, 1998, 2000).

- 03 bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, (1997, 1998, 2000).

- 03 bằng khen của Liên Đoàn lao động thành phố Hà Nội, (1997, 2000, 2003).

- 02 bằng khen của ĐHQGHN, (1998, 2000).

IV. CHỨC VỤ QUẢN LÝ

- Chủ nhiệm bộ môn Lý Sinh khoa Sinh học trường ĐH KHTN, (1997-2001).

- Phó chủ nhiệm Khoa Sinh học trường ĐH KHTN, (1992-1998).

- Phó chủ tịch Công đoàn trường ĐH KHTN, (1993-1995).

- Đảng uỷ viên Đảng uỷ ĐHGQHN, Đảng uỷ viên Đảng uỷ trường ĐH KHTN, (1995-2001).

- Chủ tịch Công Đoàn trường ĐH KHTN, Uỷ viên thường vụ Công đoàn ĐHQGHN, (1995-2001).

[100 Years-VietNam National University,HaNoi]
Các bài liên quan
» Sự phát triển của đội ngũ cán bộ nữ Đại học Quốc gia Hà Nội qua các thời kỳ
» PGS.TS Vũ Thị Ngân
» PGS.TS Nguyễn Thị Bảo Ngọc
» PGS.TS Ngụy Tuyết Nhung
» PGS.TS Nguyễn Phương Nga
» PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc
» PGS.TS. Đào Thị Thanh Lan
» PGS.TS Nguyễn Thị Huệ
» GS.TSKH Phạm Thị Trân Châu
» GS.TS Hoàng Thị Châu
» TS. Phạm Thị Thật
» TS. Nguyễn Thị Bích Lộc
» PGS.TS Nguyễn Thị Hoài Nhân
» PGS.TS. Lê Viết Kim Ba
» PGS.TS Triệu Thị Nguyệt
 Tin tức qua ảnh
 Tiêu điểm
 Các liên kết
 Thư viện ảnh

Copyright 2004-2024 Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin toà soạn
Địa chỉ : 144 - Đường Xuân Thủy - Cầu Giấy - Hà Nội.    Email : bantin@vnu.edu.vn