Trang chủ ĐHQGHN |   Trang nhất
 
Ngày 17 Tháng 4 Năm 2024    Số người truy cập: 979455
Theo dòng lịch sử 100 năm
- Lịch sử Đại học Quốc gia Hà Nội
- Thành tựu 100 năm
Tin tức & Sự kiện
Các hoạt động kỷ niệm 100 năm
- Kỷ niệm 50 năm Trường Đại học Khoa học tự nhiên
Con người & Sự kiện
- 100 chân dung - Một Thế kỷ Đại học Quốc gia Hà Nội
- Chân dung Nhà giáo
- Những gương mặt trẻ tiêu biểu
Tư liệu
Diễn đàn Hà Nội về GDĐH Thế kỷ XXI
Hướng dẫn đăng ký cựu sinh viên, cán bộ và đăng nhập diễn đàn
Tâm sự về ngôi trường 100 tuổi
 
Ngày Thạc hi sinh

Theo như Ngôn kể, Ngôn không trực tiếp có mặt lúc đó, nhưng ngay sau khi biết tin Thạc hy sinh, Ngôn đã đến tiểu đội Thạc, đến nơi chôn cất Thạc và vẽ lại tỉ mỷ sơ đồ nơi Thạc yên nghỉ. Ngôn cũng đã viết thư báo tin ngay cho mình biết Thạc và Y đã hy sinh.

Hôm đó, tiểu đội thông tin của Thạc phải vào sát chiến tuyến đảm bảo thông tin liên lạc. Vì lý do nào đó mà cấp trên đã ra lệnh cho họ thực hiện liên lạc vô tuyến 2 giờ đồng hồ liền. Máy phát sóng 2W rất dễ bị phát hiện tọa độ, nên với việc phát sóng 2 giờ đồng hồ thì bị phát hiện là điều hiển nhiên (Ngôn nói hoàn cảnh hy sinh của Thạc là bài học không bao giờ quên đối với Ngôn trong công tác chỉ huy sau này). Địch nã pháo đến nhưng không thật chính xác, mọi người ở dưới hầm nên không việc gì. Khi có lệnh rút, tiểu đội chia làm 3 nhóm để rút cách quãng, Thạc ở nhóm thứ hai. Khi nhóm thứ nhất đã ra được phía ngoài, nhóm thứ hai ở quãng giữa và nhóm thứ ba vừa thò ra khỏi cửa hầm thì bất chợt một loạt pháo nã đến. Nhóm thứ ba phải lui lại vào hầm. Dứt loạt pháo cả nhóm 1 và nhóm 3 cùng lao vào cứu bạn nhưng đã lực bất tòng tâm. Thạc và Y đã cùng hy sinh trong một loạt đạn pháo của kẻ thù.

Chiến tranh thật là tàn nhẫn, không thể nói trước được điều gì. Và chúng ta đều vô cùng đau xót mỗi khi nghĩ về sự hy sinh của Thạc và Y ở tuổi 20 ấy. Tất cả đã muộn rồi, đã 33 năm rồi, nhưng tôi vấn cứ nghĩ giá như không có phiên liên lạc suốt hai tiếng đồng hồ ấy và giá như tiểu đội của Thạc trú lại trận địa thêm 30 phút nữa sau phiên liên lạc rồi mới rút quân. Giá như chúng ta không mất đi những người bạn thân yêu của mình. Giá như đất nước chúng ta không phải trải qua những cuộc chiến tranh giai dẳng và khốc liệt ấy ...

Nguyễn Nam Hải [100 Years-VietNam National University,HaNoi]
Các bài liên quan
» Nhớ lại những ngày đầu gian khó
» Cô nữ sinh Văn khoa và bài thơ gây chấn động dư luận 20 năm trước…
» Từ bài thơ gây chấn động dư luận và “đêm trước đổi mới”
» Một trang nhật ký toàn cảm xúc
» Đinh Chí Dưỡng - một người bạn mãi mãi tuổi hai mươi
» Hoàng Văn Y và câu chuyện đau xé lòng của một linh hồn trai trẻ
» Thắp sáng ngọn lửa tuổi hai mươi
» Hai thế hệ tuổi hai mươi
» Không có buổi học cuối cùng
» Thi đua ngày ấy (trích Nhật ký “Một ngày nhớ mãi”)
» Nước non Cao Bằng - Đường lên Việt Bắc
» Tìm nguồn
» Đã có một làng đại học như thế
» “Vệ túm” - kỷ niệm không thể nào quên
» Nhớ về đồng đội
 Tin tức qua ảnh
 Tiêu điểm
 Các liên kết
 Thư viện ảnh

Copyright 2004-2024 Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin toà soạn
Địa chỉ : 144 - Đường Xuân Thủy - Cầu Giấy - Hà Nội.    Email : bantin@vnu.edu.vn