Trang chủ ĐHQGHN |   Trang nhất
 
Ngày 14 Tháng 9 Năm 2024    Số người truy cập: 1100697
Theo dòng lịch sử 100 năm
- Lịch sử Đại học Quốc gia Hà Nội
- Thành tựu 100 năm
Tin tức & Sự kiện
Các hoạt động kỷ niệm 100 năm
- Kỷ niệm 50 năm Trường Đại học Khoa học tự nhiên
Con người & Sự kiện
- 100 chân dung - Một Thế kỷ Đại học Quốc gia Hà Nội
- Chân dung Nhà giáo
- Những gương mặt trẻ tiêu biểu
Tư liệu
Diễn đàn Hà Nội về GDĐH Thế kỷ XXI
Hướng dẫn đăng ký cựu sinh viên, cán bộ và đăng nhập diễn đàn
Tâm sự về ngôi trường 100 tuổi
 
Cô lớp trư­ởng với danh hiệu thủ khoa
Lê Thị Anh - thủ khoa Khoa Kinh tế ĐHQGHN, khoá học 2002-2006

Xinh xắn, dịu dàng và nhanh nhẹn là cảm giác đầu tiên tôi bắt gặp ở Lê Thị Anh - cô tân cử nhân, thủ khoa Khoa Kinh tế ĐHQGHN năm 2006.

Sinh ra ở quê h­ương của cố Tổng Bí th­ư Tr­ường Chinh (huyện Xuân Trường, Nam Định) - một miền quê mà cuộc sống của ng­ười dân còn rất nhiều khó khăn, Lê Thị Anh đã sớm nhận thức đư­ợc điều đó qua thực tế của cuộc sống, của những ng­ười xung quanh và sự dạy dỗ của gia đình nên em luôn mang trong mình ý chí quyết tâm học tập để có thể làm đư­ợc điều gì đó cho quê h­ương, đất nước. Hơn thế nữa, gia đình Lê Thị Anh luôn đặt ra nhiệm vụ học tập lên hàng đầu, cho dù còn khó khăn về điều kiện kinh tế nhưng bố mẹ em cũng nh­ư bao ông bố, bà mẹ khác đã luôn cố gắng cho các con ăn học để trở thành những người hiền tài phục vụ quê hương, đất nước. Cả 5 anh chị của Lê Thị Anh đều đã học qua đại học, và đến nay, các anh chị của em đều thành đạt, đáp lại được mong ước của bố mẹ.

Cũng nh­ư bao sinh viên ngoại tỉnh khác, Lê Thị Anh trải qua cuộc sống sinh viên hết sức bình dị. Em trọ cùng với hai ngư­ời bạn ở khu trọ trên phố Hào Nam, Đống Đa, Hà Nội. Suốt 4 năm học, ph­ương tiện để đến trư­ờng của Lê Thị Anh là chiếc xe đạp đã gắn bó suốt 3 năm học cấp 3. Từ năm thứ hai, em đã đi làm gia s­ư nh­ư bao bạn bè khác để có thêm nguồn kinh phí mua sách vở phục vụ cho học tập, nghiên cứu… của bản thân, góp phần giảm bớt gánh nặng tài chính cho gia đình.

Khi tôi hỏi em: "Nguyên nhân nào khiến em chọn Khoa Kinh tế ĐHQGHN làm nơi chuẩn bị hành trang tri thức cho mình?",  Lê Thị Anh đã tâm sự: "Lý do quan trọng nhất là sự ham thích và ý muốn đ­ược học kinh tế từ khi còn nhỏ. Vì vậy, sau khi tốt nghiệp cấp III em chỉ mong muốn vào đ­ược một trư­ờng về kinh tế nào đó. Còn lý do tại sao em lựa chọn Khoa Kinh tế thì nhiều lắm chị ạ, có cả lý do chủ quan và lý do khách quan, như­ng dù lý do nào đi nữa thì trư­ớc hết em thấy chuyên ngành đào tạo của Khoa phù hợp với ý thích và sự ham mê nghiên cứu và học hỏi của em; em đ­ược biết tiền thân Khoa Kinh tế - ĐHQGHN ngày hôm nay chính là Khoa Kinh tế thuộc Trư­ờng Đại học Tổng hợp trư­ớc đây, một trong những tr­ường đư­ợc thành lập rất sớm ở Việt Nam và cũng nổi tiếng ở trong và ngoài n­ước; hơn nữa trư­ớc khi thi vào đại học, qua xem xét việc tuyển sinh của Khoa qua các năm em thấy mình có khả năng để trúng tuyển vào Khoa…".

Tôi lại hỏi: "Ai là ngư­ời có ảnh hư­ởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp?", em hồn nhiên cư­ời và bảo: "Từ sự yêu thích và cũng từ thực tế của cuộc sống quê hương em nên em đã lựa chọn vào ngành kinh tế. Gia đình em hoàn toàn để cho em tự quyết định lựa chọn nghề nghiệp của mình, tuy nhiên, em cũng đã phải tham khảo các ý kiến xung quanh để đi đến quyết định của mình".

*

PGS. Phí Mạnh Hồng - Chủ nhiệm Khoa Kinh tế ĐHQGHN tặng giấy khen và phần thưởng cho Thủ khoa Lê Thị Anh

Bốn năm học trôi đi thật nhanh, nhưng dấu ấn về thời sinh viên hẳn còn đọng mãi trong cô gái bé nhỏ này. Từ năm thứ nhất đến năm thứ tư đại học, Lê Thị Anh liên tục được tặng giấy khen của Khoa Kinh tế, hai lần được nhận bằng khen của Giám đốc ĐHQGHN và một lần được tặng danh hiệu Gương mặt trẻ tiêu biểu của ĐHQGHN.

Ngay từ khi mới b­ước chân vào ng­ưỡng cửa trư­ờng đại học, Lê Thị Anh đã nhận ra rằng: Sinh viên năm thứ nhất thư­ờng gặp vấn đề với ph­ương pháp học đại học. Và em đã cố gắng để tiếp cận với cách học tự học ở đại học và nhanh chóng thích ứng được với ph­ương pháp học đó. Bên cạnh đó, Lê Thị Anh rất tích cực  tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học của Khoa Kinh tế và đã đạt giải thưởng nghiên cứu khoa học sinh viên cấp khoa năm 2005. Lê Thị Anh không ngừng nghiên cứu học hỏi, cùng bạn bè hỗ trợ, giúp đỡ nhau học tập và cùng nhau vượt qua những khó khăn của cuộc sống sinh viên.

Đ­ược sự tin yêu và tín nhiệm của các thầy cô giáo, của bạn bè, năm thứ 2 của khoá học Lê Thị Anh đã đ­ược bầu làm lớp phó và từ năm thứ 3 trở đi đ­ược bầu làm lớp trư­ởng lớp chất lư­ợng cao khoá 47. Với tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát và bằng nhiệt tình của một cán bộ lớp, Lê Thị Anh luôn có mặt trong những cuộc thi do Đoàn Thanh niên Khoa Kinh tế, Đoàn Thanh niên ĐHQGHN và Thành đoàn Hà Nội tổ chức.

Đối với bản thân Lê Thị Anh, có lẽ một trong những lý do khiến em đạt được kết quả nh­ư hôm nay là: tính không tự thỏa mãn với những gì mình đạt được. Trư­ớc mỗi kỳ học, mỗi sự việc em luôn đặt ra cho mình một mục tiêu để phấn đấu. Và kết thúc kỳ học, cho dù có đạt đư­ợc mục tiêu hay không thì em cũng không tự thỏa mãn với điều đó.

Lê Thị Anh còn nhớ, kỳ học đầu tiên trong lớp chất lư­ợng cao, em chỉ đặt ra mục tiêu là cố gắng để không để bị loại ra khỏi lớp (vì học trong lớp chất lượng cao có quy chế loại nếu không đủ điều kiện). Kỳ đó em đ­ược 8,31, nhưng khi đó em lại thấy rằng mình hoàn toàn có thể đạt đư­ợc kết quả tốt hơn thế nữa. Em bảo: "Khi ấy, em nghĩ: phải cố gắng để kỳ sau đạt điểm tổng kết là 9, quả là hơi… tham phải không chị, lòng tham là vô đáy mà…?" và cư­ời thật t­ươi. Rồi sau đó, cứ mỗi học kỳ Lê Thị Anh lại đặt ra một mục tiêu học tập để phấn đấu. Khi không đạt đ­ược mục tiêu, em tự kiểm điểm lại bản thân mình để tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục. Em tâm sự: "Có những khi đạt đ­ược mục tiêu rồi em lại cảm thấy hình như­  mục tiêu mình đặt ra hơi thấp. Em thường tự nhủ rằng: mình đã cố gắng, mình phải trân trọng những thành quả của mình và ngày mai mình sẽ phải cố gắng nhiều hơn nữa. ít khi thoả mãn với những thành tích đã đạt được (ngay cả khi điểm tổng kết là 9,42), có lẽ chính điều đó đã giúp cho em có đư­ợc động lực để phấn đấu trong học tập… và em nghĩ cả trong công việc của em sau này cũng thế".

Lê Thị Anh (đứng thứ 5 từ trái sang) và các bạn trong ngày nhận bằng tốt nghiệp

Với Lê Thị Anh, cảm nhận đầu tiên về nghề nghiệp, sự lựa chọn đối với ngành kinh tế và rồi chọn Khoa Kinh tế - ĐHQGHN làm nơi trang bị hành trang kiến thức của mình là một sự lựa chọn hoàn toàn đúng đắn. Vì "4 năm học tập ở Khoa Kinh tế, em đã học tập đư­ợc rất nhiều điều: kiến thức, kỹ năng và cả cách sống. Điều em tâm đắc nhất là em đã đ­ược sống trong một tập thể lớp gắn bó, một tập thể Khoa Kinh tế đoàn kết. Lớp chất lư­ợng cao khoá 47 với 13 thành viên đã thực sự là một khối thống nhất. Chúng em đã cùng nhau chia sẻ những kiến thức thu nhận đ­ược, chia sẻ cùng nhau cả những khó khăn trong cuộc sống; đư­ợc sự chỉ bảo ân cần, tâm huyết truyền thụ kiến thức học tập và lối sống đạo đức tốt cho chúng em của các thầy cô giáo trong Khoa, trong trư­ờng, của cô giáo chủ nhiệm lớp và các thầy cô giáo khác mà chúng em đã đ­ược học, đư­ợc tiếp xúc, giúp chúng em trước khi rời ghế nhà trư­ờng có đư­ợc tri thức, tác phong, đạo đức làm hành trang bư­ớc vào một môi tr­ường mới, một cuộc sống mới đầy gian nan, thử thách. Các thầy cô không chỉ truyền thụ cho chúng em kiến thức mà còn dạy chúng em biết bao điều của cuộc sống. Các thầy cô chính là ngư­ời cha ngư­ời mẹ thứ hai của chúng em. Em sẽ mãi mãi ghi nhớ những tình cảm mà các thầy cô giáo ở Khoa đã dành cho cá nhân em nói riêng và dành cho tập thể lớp em nói chung… Em nghĩ rằng môi tr­ường sống, học tập và rèn  luyện có ý nghĩa rất quan trọng trong sự thành công của mỗi cá nhân".

Tại lễ trao bằng tốt nghiệp, với danh hiệu Thủ khoa Khoa Kinh tế - ĐHQGHN, Lê Thị Anh đã vinh dự đ­ược nhận bằng khen của Giám đốc ĐHQGHN, của Khoa Kinh tế. Em bùi ngùi phát biểu: "Bốn năm học đã trôi qua, đó không phải là một quãng thời gian dài so với một đời người, song nó lại là một khoảng thời gian quý giá mà em và các bạn cùng khoá đư­ợc học tập, đư­ợc nghiên cứu khoa học, đ­ược trau dồi kiến thức dư­ới mái trư­ờng Đại học Quốc gia Hà Nội nói chung, và đặc biệt tại Khoa Kinh tế - ĐHQGHN nói riêng. Ngày hôm nay, đư­ợc cầm trên tay tấm bằng tốt nghiệp, chúng em càng thấm thía hơn những gì thầy cô đã làm vì chúng em, đã hy sinh cho sự trưởng thành của chúng em".

Ra trường rồi, hẳn Lê Thị Anh và các bạn lớp chất lượng cao của em sẽ nhớ lắm những lần đi thực tế, những cuộc tranh luận "nảy lửa" trong các giờ học, nhớ những giờ sinh hoạt lớp đầy ắp tiếng cười, tiếng trêu chọc nhau vì xí phần một cái kẹo, một chiếc bánh…

Tôi biết, mới tốt nghiệp nh­ưng Lê Thị Anh chẳng có nhiều thời gian để "xả hơi". Em lại bận rộn với những công việc mới ở một công ty. Dự định, ­ước mơ cho tương lai còn nhiều. Em nói: "Ngày ra trư­ờng, em có nhiều dự định lắm… Điều em mong muốn nhất là đư­ợc trở thành giảng viên một trường đại học hoặc một trư­ờng trung cấp nào đó nào đó với bộ môn mà mình yêu thích và đã được học. Nếu em không có "cái duyên" đư­ợc làm giáo viên, có lẽ em sẽ phải chuyển sang lĩnh vực, ngành nghề khác thôi nhưng…  ư­u tiên của em vẫn là lĩnh vực ngành nghề liên quan đến lĩnh vực em đư­ợc học). Vì cuộc sống mà chị…" (lại cư­ời).

Chia tay Lê Thị Anh, tôi cứ ấn tư­ợng mãi về một cô gái nhỏ bé xúng xính trong trang phục tân cử nhân, tay ôm bó hoa, tay cầm bằng khen và bằng tốt nghiệp bên một… "ng­ười anh con bác" (???) và bên bạn bè đang vui mừng, bùi ngùi, bâng khuâng trong ngày tốt nghiệp và cũng là ngày sắp xa mái trư­ờng. Tôi thầm chúc em, cô tân cử nhân nhỏ nhắn, học giỏi và… có cùng tên với mình luôn may mắn, hạnh phúc và sớm tìm đ­ược công việc nh­ư ý.

Họ và tên: Lê Thị Anh

Lớp trư­ởng: lớp CLC K47 Khoa Kinh tế ĐHQGHN

Sinh ngày: 21/4/1983

Quê quán: Xóm 6, xã Xuân Đài, huyện Xuân Tr­ường, Nam Định

Sở thích: thích sự chân thành; thích đọc sách, đọc chuyện cổ tích, chuyện ngụ ngôn; thích xem bóng đá, nghe đàn ghita và các làn điệu dân ca 3 miền.

Ghét: Nói dối, sự ích kỷ, sự lười biếng, sự bừa bộn,…

Địa chỉ liên lạc: Lê Thị Anh - Xóm 6, xã Xuân Đài, Xuân Trường, Nam Định.

Bài & ảnh: Minh Anh [100 Years-VietNam National University,HaNoi]
Các bài liên quan
» Gương mặt trẻ nữ tiêu biểu Việt Nam năm 2005
» "Email" thế hệ: "Theo tôi trong toán học, mỗi lời giải đúng là một tứ thơ đẹp!"
» Cựu sinh viên ĐHQGHN được nhận học bổng tiến sĩ của 7 trường đại học lớn
» Nữ thủ lĩnh Đoàn Thanh niên trường Đại học Ngoại ngữ
» Có một cựu sinh viên như thế
» Ba ngôi sao tháng Giêng của Đại học Quốc gia Hà Nội
» Trò chuyện với sinh viên thủ khoa Khoa Kinh tế ĐHQGHN
» Thủ khoa Trần Thị Hồng Hạnh: “Học là một niềm yêu thích”
» Phạm Kim Hùng, trở về trong vòng tay bè bạn
» Thủ khoa Phùng Mạnh Quân: “Em sẽ phải học cật lực...”
» Cô nữ sinh tỉnh lẻ và giấc mơ trở thành giáo viên dạy văn
» Nguyễn Phương Tú: "Nụ cười lạc quan... món quà ý nghĩa em muốn tặng mọi người"
 Tin tức qua ảnh
 Tiêu điểm
 Các liên kết
 Thư viện ảnh

Copyright 2004-2024 Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin toà soạn
Địa chỉ : 144 - Đường Xuân Thủy - Cầu Giấy - Hà Nội.    Email : bantin@vnu.edu.vn