Sinh vào năm Ất Dậu lịch sử, trong một gia đình thuần nông, đông con ở huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, tuổi thơ của Nguyễn Duy Lự (tức Hồng Vinh) quanh năm gắn bó với cái cày, con trâu.
Là con út trong gia đình có 7 anh chị em nên bố mẹ ưu tiên cho Hồng Vinh đi học, " để trong nhà có người biết chữ". Với bản tính sáng dạ và chăm chỉ, cậu học trò nghèo Hồng Vinh đã lần lượt học hết chương trình phổ thông. Năm 1964, Hồng Vinh thi đỗ vào Khoa Văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Rất ngẫu nhiên trong năm học ấy, cùng 4 tân sinh viên khác, Hồng Vinh được điều chuyển sang học tại Khoa Lịch sử. Dù không được học đúng chuyên ngành mình đăng ký ban đầu, nhưng với suy nghĩ cần phải cố gắng để không phụ công nuôi dưỡng của bố mẹ và quê hương, Hồng Vinh đã nuôi quyết tâm ngày đêm đèn sách. Với những thành tích xuất sắc trong học tập, ngày 11.5.1967, anh sinh viên năm thứ 3 Hồng Vinh đã vinh dự được Đảng bộ Khoa Lịch sử kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 1968, tốt nghiệp chuyên ngành Lịch sử Việt Nam hiện đại, Hồng Vinh được phân công về báo Nhân dân. Rất tình cờ, anh bén duyên "nghiệp báo".
Không được làm việc theo đúng chuyê n môn đã được đào tạo trong nhà trường, những ngày đầu về công tác tại báo Đảng, Hồng Vinh không khỏi bỡ ngỡ, vừa làm vừa mày mò, học hỏi. Cuộc đời làm báo trôi dài theo năm tháng với biết bao kỷ niệm đáng nhớ, nhưng với anh nhớ nhất vẫn là bài báo đầu tiên viết cho mục "Nói chuyện với các bạn trẻ" - một chuyên mục của báo Nhân dân trong thời kỳ miền Bắc sôi động phong trào "Ba sẵn sàng", "Ba đảm đang”, “Ba quyết tâm” thắng Mỹ. Lời bút phê của đồng chí Trưởng ban trong bản thảo đầu tiên ấy là bài học đầu tiên mà Hồng Vinh học được khi bước vào nghề báo.
Năm 1971, vừa ăn Tết xong, anh phóng viên trẻ Hồng Vinh được lệnh đi và o Trường Sơn với tư cách là phóng viên chiến trường. Anh đã đặt chân đến các trọng điểm Đường 25 Quyết thắng, Đường 12, Đường 10… và sống những ngày "mưa rừng, cơm vắt". Các bài viết về cuộc sống của những người đi mở con đường mòn huyền thoại mang tên Hồ Chí Minh đã ra đời trong chuyến đi ấy. Trong số đó phải kể đến tác phẩm “Theo Bác mở đường" - một bài viết mang tính bước ngoặt, bắt đầu định hình ngòi bút mang tên Hồng Vinh trong làng báo Việt Nam.
Năm 1972, một lần nữa, anh phóng viên Hồng Vinh lại được “thử sức” viết một loạt bài phóng sự phản ánh khí thế chiến đấu của quân dân miền Nam khi được điều động đi chiến trường Trị Thiê n - Huế. Những ngày vượt "mưa bom, bão đạn” đã thôi thúc Hồng Vinh viết nhiều tin, bài tường thuật kịp thời về không khí sôi động của chiến dịch, cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân và dân miền Nam anh hùng. Tại đây, anh đã có những kỷ niệm khó quên với Đại tá chính ủy Đặng Tính và đồng chí Tư lệnh Đoàn 559 Đồng Sĩ Nguyên. Anh đã có những ngày đêm rong ruổi theo một đơn vị quân đội vượt sông A Lòng, qua sân bay Ái Tử, tiến vào thị xã Đông Hà, giáp mặt với lửa đạn bộ binh và máy bay của Mỹ nguỵ. Chính những ngày lửa đạn đó đã giúp cây bút trẻ Hồng Vinh tích luỹ vốn sống và có được nguồn tư liệu quý giá để viết nên những bài báo chân thực và sống động về cuộc chiến tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam, in trên báo Đảng.
Sau những ngày tháng gian khổ trên chiến trường, theo lệnh của Ban biên tập, Hồng Vinh trở ra Hà Nội tham gia Nhóm phóng viên quân sự của báo phản ánh cuộc sống, chiến đấu và lao động của các tầng lớp nhân dân trong 12 ngày đêm diễn ra trận "Điện Biên Phủ trên không" vào những ngày tháng Chạp, năm 1972. N ăm 1979, Hồng Vinh được cử đi học lớp Lý luận chính trị cao cấp tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Những kiến thức lý luận tiếp thu được qua khoá học này đã giúp nhà báo trẻ Hồng Vinh mài thêm "bút sắt". Năm 1982, Hồng Vinh được cử đi đào tạo tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội thuộc Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Lần đầu tiên, anh được tích lũy những bài học một cách có hệ thống về một chuyên ngành anh đã gắn bó từ lâu. Vốn sống thực tế dồi dào cùng với kinh nghiệm làm việc lâu năm cùng những kiến thức được đào tạo bài bản, chính quy đã khơi gợi tố chất ưu việt sẵn có, mang đến những thành công trên con đường làm nghề của Hồng Vinh. Luận án tiến sĩ của anh về "Vai trò của báo chí trong việc xây dựng con người mới ở Việt Nam" là công trình khoa học đánh dấu chặng đường làm báo ở tuổi sung sức của Hồng Vinh.
Trở về Việt Nam, anh tiếp tục cho ra đời nhiều bài viết - những đứa con tinh thần, những trăn trở về đời sống hiện thực của đất nước trong những năm đầu đổi mới. Hồng Vinh không chuyê n về một mảng đề tài cụ thể nào, mà anh viết về tất cả các vấn đề nổi cộm trong cuộc sống hoặc những điều anh tâm huyết. Anh trở nên đặc biệt sắc sảo và nhạy cảm trong các bài xã luận, bình luận. Người đọc thường nhận ra giọng văn sắc ngọt, mạch lạc và ngòi bút tài tình của anh trong cách nhận định về các vấn đề thời sự chính trị - xã hội. "Nước Nga mùa tuyết đang tan", "Viva Cuba", "Vùng đất cảm hóa những con người"… là những bài viết có tầm khái quát lớn, xúc động, được nhiều người đánh giá cao. Từ năm 1992 đến năm 1994, Hồng Vinh là một trong số rất ít phóng viên đã ba lần có mặt tại các đảo nổi, đảo chìm của quần đảo Trường Sa. Các bài viết của anh phản ánh cuộc sống gian khó nhưng đầy chất anh hùng cách mạng của những người lính đảo. Một trong những kỷ niệm đáng nhớ trong đời làm báo của Hồng Vinh: vừa là công dân tham gia bỏ phiếu bầu cử Quốc hội khóa VIII tại Trường Sa vừa là phóng viên có bài tường thuật duy nhất, trên các báo lúc bấy giờ, phản ánh không khí bầu cử Quốc hội trong mùa gió chướng năm 1992 trên biển đảo
Năm 1996, với trọng trách Uỷ viên Trung ương Đảng và Tổng biên tập báo Nhân dân, Hồng Vinh bắt đầu một giai đoạn mới trong cuộc đời làm báo của mình. Trước thực tế sôi động của công cuộc đổi mới, ông đã trăn trở với nhiều câu hỏi làm sao phát huy mạnh mẽ vai trò của tờ báo Đảng, tờ báo "anh cả" của làng báo Việt Nam.
Ngay từ tháng 1.1997, được sự đồng ý của Bộ chính trị, Hồng Vinh cù ng Ban biên tập và tập thể cán bộ, phóng viên đã thực hiện thành công nhiệm vụ đưa báo Nhân dân từ 4 trang lên 8 trang, đồng thời xuất bản thêm tờ Nhân dân hằng tháng. Đây được xem như là một bước ngoặt lớn trong sự phát triển của tờ báo, vì không đơn thuần chỉ là tăng trang, tăng số lượng, ấn phẩm mà điều quan trọng là các ấn phẩm của báo đã có thêm nhiều chuyên mục mới, lượng thông tin đa dạng, phong phú hơn, đáp ứng kịp thời nhu cầu thông tin đối nội, đối ngoại của đông đảo bạn đọc trong cả nước. Số lượng phát hành báo cũng tăng lên 20% (từ 15 vạn lên 18 vạn/ngày). Nhận thức báo Đảng phải đến tay bạn đọc ngay trong ngày làm việc trên phạm vi cả nước, ông đã chỉ đạo lập thêm một số điểm truyền báo Đảng đến nhanh với đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên, Tây Bắc.
Cùng với việc tă ng trang, tăng số lượng phát hành, nhà báo Hồng Vinh còn thể hiện sự nhạy bén và tư duy làm báo sâu sắc khi đưa ra sáng kiến xây dựng báo Nhân dân điện tử. Phát hành chính thức trên mạng Internet vào giữa năm 1998, trong bối cảnh chưa có tờ báo Việt Nam nào lên mạng (ngoại trừ tờ báo Quê hương dành cho kiều bào ở xa Tổ quốc), báo Nhân dân điện tử đã ngay lập tức trở thành món ăn tinh thần hấp dẫn và cập nhật đối với bà con Việt kiều cũng như cán bộ, sinh viên, công nhân Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập ở nước ngoài.
Cũng trên cương vị Tổng biên tập, Hồng Vinh còn thể hiện sự nă ng động và tầm nhìn xa khi xây dựng các cơ quan đại diện thường trú nước ngoài đầu tiên của báo Nhân dân tại Paris, Băng Cốc và Bắc Kinh.
Năm 2000, vinh dự lớn của người làm báo đến với nhà báo Hồng Vinh khi anh được bầu là m Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam nhiệm kỳ 2000 - 2005, đồng thời đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Liên đoàn báo chí ASEAN (CAJ) giai đoạn 2003 - 2005.
Năm 2001, Hồng Vinh được tái cử và o Ban Chấp hành Trung ương đảng khóa IX và một trọng trách mới nặng nề hơn rất nhiều đến với ông. Ông được giao nhiệm vụ Phó trưởng ban thường trực Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương và tiếp tục đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam. Trong bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế diễn biến sôi động và phức tạp, các kênh thông tin phát triển mạnh và rất đa dạng, nhiệm vụ định hướng thông tin, truyền đạt kịp thời các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước là một bài toán nan giải, đòi hỏi không được khô cứng, sáo mòn. Trong suốt nhiệm kỳ 5 năm, Hồng Vinh cùng tập thể lãnh đạo Ban Tư tưởng - Văn hóa đã biên soạn nhiều nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác tư tưởng, báo chí, xuất bản… đồng thời là người trực tiếp đi tới các địa phương, các cơ sở để truyền đạt và chỉ đạo, kiểm tra việc triển khai các văn bản đó vào cuộc sống. Một lần nữa, những phẩm chất của một nhà báo từng kinh qua công tác quản lý, chỉ đạo một tờ báo lớn đã giúp Hồng Vinh nhanh chóng "vào cuộc" trên mặt trận tư tưởng - báo chí với nhiều nét mới.
Trong giai đoạn nà y, sự tận tâm với công việc, phong cách làm việc khoa học, tư duy chính trị vững vàng và nghiệp vụ làm báo sâu rộng của ông đã thể hiện trong toàn bộ các công việc được giao. Các đồng nghiệp, lãnh đạo các cơ quan báo chí, thông tấn từng bị thuyết phục bởi ngòi bút Hồng Vinh trước đây thì nay thêm một lần bị thuyết phục bởi trình độ lý luận và năng lực quản lý của ông.
Với Hồng Vinh, dù ở cương vị nào: Tổng biên tập, Chủ tịch Hội Nhà báo, Phó Trưởng ban Tư tưởng - Vă n hóa Trung ương hay đại biểu Quốc hội… thì ông vẫn luôn giữ nguyên vẹn trong mình sự đam mê nghề nghiệp cùng nghĩa vụ và trách nhiệm công dân của một nhà báo lớn trước đất nước và xã hội./.
|